Tình hình nghiên cứu thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Khuyến mãi

Tình hình nghiên cứu thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Tác giả luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu theo vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án như: tình hình nghiên cứu lý luận về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, tình hình nghiên cứu về quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và tình hình nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Ở mỗi vấn đề tác giả đã đánh giá lồng ghép các tình hình nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và ở Lào. Qua đó nhận xét, đánh giá và đề ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án.

Hầu hết các bài viết, các công trình nghiên cứu về nhãn hiệu hàng hóa của các tác giả Việt Nam trong thời gian qua đều tập trung phân tích, đánh giá các khía cạnh khác nhau về sự phù hợp của hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam và nhu cầu phát triển thực tế trong giai đoạn hiện nay; tác giả Việt Nam đã nêu ra một số định hướng và giải pháp nhất định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Các công trình nghiên cứu của PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, TS. Vũ Thị Hải Yến, Đàm Thị Diễm Hạnh, TS. Lê Mai Thanh, RAVEEN Obhrai, TS. Nguyễn Thị Quế Anh, chủ yếu nghiên cứu về các vấn đề lý luận về nhãn hiệu hàng hóa như, khái niệm, chức năng và vai trò, phận biệt nhãn hiệu hàng hóa với một số đối tượng khác có liên quan, và việc phân loại nhãn hiệu hàng hóa để góp phần trong việc đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa.

Trong công trình của các tác giả Phan Ngọc Tâm, Vương Thanh Thúy, Nguyễn Như Quỳnh, chủ yếu nghiên cứu và phân tích sâu hơn với các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa dưới sự so sánh với pháp luật của các nước phát triển như, Hòa Kỳ, Liên Minh Châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan để góp phần đổi mới và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu trong công trình của các tác giả Nguyễn Đức Nga, Lê Việt Long, đề cập đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền SHCN và quyền sở hữu trí tuệ dưới góc độ của khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự nên luận án tập trung nghiên cứu xoay quanh vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về SHCN và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong công trình của tác giả Lê Hoài Nam, chủ yếu đề cập đến hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân nên tác giả không đi sâu nghiên cứu về nội dung phòng ngừa tội phạm về sở hữu trí tuệ.

Trong công trình của tác giả Định Thị Mai Phương, chủ yếu tập trung nghiên cứu chuyên sau vào nguyên tắc bồi thường thiệt hại và căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp xâm phạm quyền SHCN để hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thị liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Trong công trình của các tác giả Nguyễn Văn Luật và Lê Mai Thanh, lần đầu tiên các vấn đề pháp lý về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam đã được đề cập tương đối toàn diện và có hệ thống. Một số giải pháp và kiến nghị nêu trong luận án đã góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu của các công trình này so với hiện nay các quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể để tương thích với các điều ước quốc tế liên quan và điều kiện hội nhập kinh tế quôc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong công trình của PGS.TS. Nguyễn Bá Diễn, TS. Lê Xuân Thảo, TS. Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Chiến Thắng… đều nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn, đề cập đến vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền SHCN nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Có thể thấy rằng, thời gian qua đã có nhiều tác giả Việt Nam chủ yếu phân tích, đánh giá mức độ phù hợp, tương thích và khác biệt so với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước phát triển như, Hoa Kỳ, Liên Minh Châu Ây, Pháp, Nhật, Trung Quốc và vv… , từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam.

Trên cơ sở nhận xét, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và một số công trình của tác giả nước ngoài và Lào về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, luận án đã đi đến kết luận rằng: các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về mọi khía cạnh liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và đã đạt được nhiều kết quả mới góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực hiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ so sánh một cách toàn diện về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào. Luận án cũng đã xác định vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, vấn đề cần được làm rõ thêm trong quá trình nghiên cứu; những định hướng cần được phận tích, làm rõ ở các chương tiếp theo của luận án để đưa ra những đề xuất, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Lào.

Tình hình nghiên cứu thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?