Mục lục
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
1. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa
Liên quan đến xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật Lào, cần hoàn thiện một số điểm sau: bổ sung quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của các chủ thể xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa; bổ sung nguyên tắc nộp đơn đầu tiên; bổ sung thủ tục công bố đơn và phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; bổ sung thời hạn xử lý đơn đăng ký; tham gia vào công ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; và bổ sung thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
2. Hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa
Việc hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa Lào phải được tiến hành theo quan điểm sau: bổ sung quyền định đoạt của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa; bổ sung thêm quy định về trường hợp quyền tồn tại trước của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa chưa được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và bổ sung quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
3. Hoàn thiện pháp luật quy định về bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa
Để làm cho công tác bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa một cách hiệu quả hơn, pháp luật Lào cần phải bổ sung các vấn đề chính sau:
Trước hết, pháp luật Lào cần bổ sung quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, pháp luật cần phải quy định điều khoản riêng biệt đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa để có cách hiểu thống nhất.
Các biện pháp, chế tài bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa cần phải hoàn thiện sau:
– Biện pháp dân sự
Luật SHTT Lào phải bổ sung các quy định cụ thể về nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT gây ra.
– Biện pháp hành chính
Phải ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn về việc giải quyết hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong việc thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của mình. Trước hết, phải bổ sung các quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa; thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm; hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trình tự, thủ tục xử phạt và các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính lên đủ mạnh để có thể ngăn chặn hành vi xâm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa.
– Biện pháp hình sự
Phải bổ sung những tội danh cụ thể liên quan đến hành vi sản xuất, lưu thông, buôn bán hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu hàng hóa và phải nêu rõ những yếu tố, mục đích, động cơ, quy mô…
Bổ sung và có những sửa đổi thích hợp đối với trường hợp quy định tại Điều 145 Luật SHTT 2011 về hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử lý hình sự.
Tăng mức hình phạt hình sự đủ mạnh, có tính răn đe và phòng ngừa hành vi xâm phạm đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa.
– Biện pháp kiểm soát hàng hóa tại biên giới
Phải bổ sung thẩm quyền của cơ quan hải quan như: hải quan phải có quyền đương nhiên hoặc quyền chủ động trong việc ra quyết định tạm dừng hàng hóa xuất nhập khẩu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa. Đồng thời, hải quan phải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng hóa xâm phạm đó và áp dụng các biện pháp chế tài khác như: tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng vào việc vi phạm, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy…
4. Hoàn thiện hệ thống các cơ quan bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa
Lào cần phải hoàn thiện về các cơ quan bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa như sau:
Cần phân định rõ nhiệm vụ quyền hạn, phạm vi của từng cơ quan cũng như cách thức phối hợp giữa các cơ quan này với nhau trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa.
Tăng cường tổ chức, bộ máy, cán bộ và cơ sở vật chất cho các cơ quan bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa. Ngoài ra, cần phải thành lập các đơn vị chuyên môn trong lực lượng các cơ quan bảo vệ và tăng cường lực lượng cán bộ thực thi với số lượng thích hợp.
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách cho các cơ quan bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa từ Trung ương đến địa phương bằng cách huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn một cách thường xuyên và liên tục cho các cán bộ đầu mối trong việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan bảo vệ NHHH với nhau và với các doanh nghiệp, các chủ sở hữu NHHH.
Về lâu dài, phải xây dựng và nâng cao nhận thức xã hội về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT