Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng BASEL tại các ngân hàng Việt Nam

nợ nước ngoài

Mục lục

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng BASEL tại các ngân hàng Việt Nam

1. Tỷ lệ an toàn vốn

Trước khi Basel II công bố, tại Việt Nam đã tiếp cận những chuẩn mực quốc tế và ban hành khung pháp lý về đảm bảo an toàn vốn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) phải duy trì tối thiểu là 8%.

Sau khi Basel II công bố, NHNN ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 thay thế Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN nhằm khắc phục hạn chế của Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN, khi quy định CAR là tỷ lệ một phần của vốn cấp 1 trên tổng tài sản “Có” điều chỉnh rủi ro (Bảng 1). Tuy vậy, về phương pháp tính theo hướng dẫn của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN chỉ đạt đến mức tiếp cận phần lớn các yêu cầu theo Basel I.

Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN cùng với Nghị định 141/2006/NÐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ, yêu cầu vốn pháp định tối thiểu của ngân hàng thương mại (NHTM) phải đạt 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010 nhằm đảm bảo an toàn vốn và nâng cao tiềm lực tài chính của các NHTM.

Ngoài quy định việc xác định vốn tự có bao gồm, vốn cấp 1 và vốn cấp 2, NHNN đã hướng dẫn cách xác định CAR riêng lẻ, CAR hợp nhất và nâng CAR tối thiểu lên 9% nhằm phù hợp với xu hướng các NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, góp phần tăng cường quản lý thanh khoản của các TCTD và phương pháp tính toán CAR đã từng bước tiếp cận Basel II.

Ngày 20/11/2014, NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN, trong đó vẫn quy định CAR bao gồm, mức riêng lẻ và hợp nhất, đều phải duy trì ở mức 9%, quy định vốn cấp 1 phải bị loại trừ cổ phiếu quỹ và các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại TCTD khác. Thông tư này khắc phục một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các TCTD gắn với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thông tư 36 được áp dụng từ đầu năm đã khiến CAR các NHTM cải thiện nhờ vốn tự có được điều chỉnh tính thêm dự phòng chung. TT36 cũng có tác dụng kích thích tới thị trường BĐS và tín dụng trung, dài hạn khi hệ số rủi ro cho vay BĐS giảm từ 250% xuống 150% và tỷ lệ cho vay trung, dài hạn trên vốn ngắn hạn được nâng từ 30% lên 60%.

Bảng 1. Tỷ lệ CAR của 7 ngân hàng niêm yết

Ngân hàng 2014 2015 CAR nếu áp dụng Basel II
ACB 14,00% 12,80% 9,80%
BID 9,10% 9,81% 7,31%
CTG 10,40% 10,58% 9,58%
EIB 13,62% 16,52%
MBB 10,07% 12,85% 9,88%
STB 10,40% 10,96% 8,43%
VCB 11,61% 11,04% 9,04%

Nguồn: BCTC, BCTN NHTM, MBS Research

Đồng thời, tạo nên các chuẩn mực mới, quy định chặt chẽ và phù hợp hơn về quản trị ngân hàng, tăng cường tính công khai, minh bạch và nâng cao khả năng chịu đựng rủi ro của các TCTD trước những cú sốc của thị trường, từng bước thực hiện các chuẩn mực của Basel II, tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế về quản trị và giám sát ngân hàng.

Bên cạnh đó, “Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Chính phủ cũng đã định hướng “Từng bước tiến tới thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản theo chuẩn mực vốn mới (Basel II) sau năm 2010”.

Ngoài ra, “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” của Chính phủ cũng đã định hướng “Phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Ủy ban Basel”; “Ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp với Basel II; đổi mới, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động của TCTD”.

Trong lộ trình thực hiện Basel II, NHNN cũng định hướng rõ ràng về việc triển khai Basel II thông qua việc ban hành Công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 về việc thực hiện Hiệp ước vốn Basel II; trong đó, 10 NHTM được lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II theo lộ trình từ năm 2015-2018.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Sự ra đời của Hiệp ước Basel[/message]

Đến cuối năm 2015, 10 ngân hàng thí điểm thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo chuẩn Basel II, gồm: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB Bank, Maritime Bank, Sacombank, VIB. Dự kiến đến năm 2018, cả 10 ngân hàng này sẽ hoàn thành việc thí điểm Basel II, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong cả nước.

Bên cạnh đó, định hướng tăng cường mức độ an toàn vốn và triển khai Basel II còn được triển khai qua Kế hoạch hành động của NHNN thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/03/2014, trong đó lựa chọn một số NHTM đi tiên phong trong việc triển khai Basel II. Hay như việc hình thành khung pháp lý cho ứng dụng Basel II cùng với định hướng cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD.

Theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của NHNN cho thấy, về mặt quản lý nhà nước đã tạo lập cơ chế, chính sách thúc đẩy các NHTM ứng dụng Basel II theo định hướng và lộ trình cụ thể đã đặt ra.

Thực tiễn cho thấy, mức độ an toàn vốn và việc tuân thủ CAR tối thiểu được nhiều NHTM quan tâm. Các NHTM thí điểm áp dụng Basel II theo lộ trình thực hiện từ năm 2015-2018, đã tiến hành bước chuẩn bị về nhân lực, công nghệ và kế hoạch triển khai. Mục tiêu nhằm hoàn thành việc thí điểm các yêu cầu về chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II.

Bảng 2: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay trên nợ xấu và tổng dư nợ (%)

Năm Ngân hàng NHTM nhà nước NHTM cổ phần Toàn ngành
2011 Lập dự phòng rủi ro cho vay/Tổng dư nợ 2,12 1,11 1,83
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay/Nợ xấu 98,46 67,12 82,82
2012 Lập dự phòng rủi ro cho vay/Tổng dư nợ 2,42 1,36 2,34
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay/Nợ xấu 82,17 59,28 75,42
2013 Lập dự phòng rủi ro cho vay/Tổng dư nợ 2,76 1,13 2,25
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay/Nợ xấu 80,21 54,43 74,28
2014 Lập dự phòng rủi ro cho vay/Tổng dư nợ 2,85 1,54 2,76
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay/Nợ xấu 81,5 56,2 76,2
2015 Lập dự phòng rủi ro cho vay/Tổng dư nợ 2,91 1,62 2,87
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay/Nợ xấu 80,6 55,4 74,4

Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

Việc thực hiện yêu cầu về CAR trong thời gian qua, các NHTM đã đạt được những kết quả nhất định và diễn biến về CAR của các NHTM trong giai đoạn 2011-2015 có những biến động theo cùng với gia tăng mức độ rủi ro hàng năm. Trong giai đoạn 2011- 2015, hầu hết các NHTM đều đạt CAR yêu cầu về tỷ lệ tối thiểu 9%. Tình hình diễn biến về CAR của các NHTM qua các năm có những đặc điểm:

– CAR của các NHTM luôn đảm bảo quy định về tỷ lệ trong các năm gần đây: Từ năm 2011 đến 2015, CAR của NHTM được đảm bảo trên 9%, NHTM Nhà nước có CAR ở mức thấp nhất là 9,0% và NHTM có CAR ở cao nhất là 19,46%.

– CAR của các NHTM đã cổ phần hóa có xu hướng cải thiện đến năm 2011 và tiếp tục giữ mức cao hơn 9% đến năm 2014: Các NHTM (Vietcombank, BIDV) sau khi cổ phần hóa, gia tăng nguồn vốn tự có, CAR có xu hướng cải thiện và tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2011. Đến các năm 2012-2015, CAR có biến động, song vẫn luôn đảm bảo tỷ lệ trên 9%.

2. Mức dự phòng rủi ro

Hiện nay, các NHTM Nhà nước đang có mức trích dự phòng rủi ro lớn nhất. Chẳng hạn, chỉ riêng số trích dự phòng của BIDV, Vietcombank, Vietinbank trong quý II/2014 lên tới 4.085 tỷ đồng, bằng gần 2/3 tổng mức trích lập của 12 ngân hàng cộng lại. Trong đó, BIDV giữ vị trí quán quân với 2.183 tỷ đồng trích lập trong quý II và 2.880 tỷ đồng trong 6 tháng năm 2014, lần lượt tăng 20% và 10% so với cùng kỳ một năm trước.

Với các NHTM cổ phần, do quy mô tín dụng thấp hơn các NHTM Nhà nước, nên mức trích lập thường thấp hơn khối NHTM Nhà nước. Các NHTM Nhà nước phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro được lý giải bởi 3 nguyên nhân chính:

– Thay đổi trong quy định phân loại nợ từ ngày 1/6/2014 theo tinh thần Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Khi áp dụng theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, cách tính nợ quá hạn sẽ bao gồm cả nợ nhóm 2.

Ngoài ra, tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định mới cũng có điều chỉnh tăng lên ở một số nhóm. Do vậy, cần phải tăng lượng tiền trích lập dự phòng để đảm bảo trích đủ, trích đúng. Khảo sát mới đây của Ernst & Young cũng cho thấy, hầu hết các NHTM Việt Nam thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Ngoài các khoản nợ xấu phải gọi đúng tên, nhiều ngân hàng còn thêm phần nợ chờ xử lý, đơn cử tại Ocean Bank, khoản nợ này lên đến hơn 300 tỷ đồng.

– Việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro diễn ra trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống vẫn đang ở mức lớn. Kết quả khảo sát của Ernst & Young đối với 11 NHTM Việt Nam cho thấy, 76% các NHTM Việt Nam đang nghĩ rằng, nợ xấu là vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến ngành Ngân hàng.

– Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) không phát huy nhiều tác dụng. Thời điểm mới thành lập (tháng 7/2013) đến cuối năm 2013, VAMC dồn dập mua lại nợ xấu của các TCTD khiến nhiều người tỏ ra khá phấn khởi và tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của công ty này. Tuy nhiên, suốt từ đầu năm 2014 đến nay, việc mua nợ xấu của VAMC gần như chững lại. Đến nay, số nợ xấu các ngân hàng bán cho VAMC khoảng 50.000 tỷ đồng, thực sự chưa thấm vào đâu so với tổng số nợ xấu của toàn nền kinh tế, đó là chưa kể bài toán bán ra đang là sự nan giải với tổ chức này. Vì vậy, hiện hầu hết các ngân hàng không còn mặn mà bán nợ xấu cho VAMC như trước, mà chọn cách tự xử lý và đó cũng là lý do khiến trích lập dự phòng rủi ro tăng cao.

Bảng 6. Tình hình xử lý nợ xấu của VAMC qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

  2013 2014 2015 Lũy kế
Tổng dư nợ gốc nội bảng 36.257 92.418 107.000 245.000
Tổng giá mua (Lượng TPĐB) 30.947 77.705 99.180 207.832
Thu hồi nợ 145 4.875 17.763 22.783

Nguồn: VAMC

– Tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC dù vượt kế hoạch 2015 nhưng vẫn khiêm tốn với chỉ 9,6% nợ được thu hồi do nhiều vướng mắc tồn tại theo Chủ tịch VAMC: (1) NĐ53/2013 chưa cấp đủ thẩm quyền cho VAMC trong việc xử lý TSĐB (NĐ 163/2006 cho phép chủ TS không hợp tác), nhận thực hiện quyền chủ nợ (hạn chế theo Luật Đất đai), quyền kế thừa nghĩa vụ về tố tụng (Luật Dân sự 2004 không quy định). Do vậy, thời gian để bán thành công TSĐB một khoản nợ lên đến 4 tháng, chi phí thực hiện cao và đồng thời VAMC cũng không có đủ thẩm quyền để ứng phó một cách toàn diện với các khách hàng, cơ quan không hợp tác. (2) Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ. Đây được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ các công ty quản lý nợ (AMC, DATC) được phép thực hiện. Quyền và trách nhiệm của bên mua nợ, bán nợ và xử lý nợ chưa được quy định rõ và chưa có cơ sở pháp lý để định giá các khoản nợ

Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở ứng dụng BASEL tại các ngân hàng Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?