Thách thức với các ngân hàng Việt Nam khi ứng dụng Basel II

cách thủ tục hành chính

Mục lục

Thách thức với các ngân hàng Việt Nam khi ứng dụng Basel II

Với hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp, sản phẩm luôn đổi mới, các ngân hàng thương mại càng phải đối mặt với hàng loạt loại rủi ro khác nhau, từ rủi ro tín dụng đến rủi ro thị trường, rủi ro chiến lược và cả rủi ro hoạt động. Khi thị trường tài chính phát triển thì các rủi ro này ngày càng tăng lên, mức độ sâu sắc hơn, gây tổn thất lớn hơn cho các tổ chức tài chính.

Vì vậy, việc tuân thủ Hiệp ước Basel II đảm bảo chỉ số an toàn vốn tối thiểu và các yêu cầu thanh khoản là yêu cầu cần thiết đối với các ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong môi trường nhiều biến động. Tuy nhiên, khi triển khai hiệp ước này cũng khiến cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam phải đối mặt với những thử thách nhất định dưới đây.

1. Sự phức tạp của chính Hiệp ước Basel II

– Cơ sở xây dựng Hiệp ước Basel II: Bản thân những yêu cầu trong hiệp ước Basel được thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệm và phù hợp với thị trường phát triển, vì vậy, có thể sẽ có những nội dung không phù hợp với tình hình hiện tại của các thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, khi áp dụng vào các nước có nền kinh tế đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng cần phải có sự điều chỉnh và đưa ra lộ trình triển khai phù hợp.

– Yêu cầu khi áp dụng Hiệp ước Basel II: Với tính thanh khoản thấp và mức độ biến động thị trường cao tại hầu hết các thị trường đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì sẽ không đáp ứng được các giả thuyết trong Hiệp ước Basel II. Do vậy, khi đưa vào thị trường đang phát triển phải chuyển thành các chính sách chi tiết và kế hoạch hành động khả thi, việc này sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và tốn kém.

2. Thách thức về bối cảnh triển khai

Việt Nam triển khai Basel II trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế với nhiều biến động trong hệ thống ngân hàng, nợ xấu tăng cao sẽ khó khăn hơn do yêu cầu về vốn cao hơn.

Với bối cảnh đó, để có thể áp dụng Basel II hiệu quả, cần phải có lộ trình khả thi, áp dụng tùy điều kiện kinh tế từng giai đoạn, thực hiện báo cáo đánh giá tác động của Basel II tới vốn, kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng thương mại để ước lượng nhu cầu vốn trong từng hoàn cảnh.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Sự ra đời của Hiệp ước Basel[/message]

Yêu cầu cao về hệ thống quản trị rủi ro, công nghệ thông tin và tài chính

– Quản trị rủi ro: Cần phải thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tập trung và hiệu quả. Không chỉ xác định, định lượng và phát triển các mô hình quản trị rủi ro khác nhau mà còn thúc đẩy áp dụng công tác quản trị rủi ro ở rất nhiều tổ chức tài chính.

– Hệ thống thông tin cần tin cậy và chính xác: Sự thành công của Basel II phụ thuộc vào độ chính xác, tin cậy và chất lượng của nguồn dữ liệu. Vì vậy, cần phải áp dụng hệ thống báo cáo tin cậy, kịp thời.

– Đầu tư lớn về tài chính: Việc thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, chi phí cho hệ thống IT, thuê các nhân viên IT mới có trình độ kỹ thuật cao hơn… đòi hỏi các TCTD đầu tư chi phí lớn khi áp dụng Basel II, khiến chi phí hoạt động tăng cao.

3 Cách thức quản trị rủi ro và nợ xấu

Đây là những thách thức lớn đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khi triển khai Basel II. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam mới đang bước đầu xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Việc xử lý nợ xấu còn chậm, Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) ra đời nhưng chưa có môi trường pháp lý hoàn chỉnh nên chưa phát huy hết vai trò xử lý nợ xấu của mình, nhiều khoản nợ xấu mua lại từ các NHTM chưa tìm được đầu ra phù hợp.

4. Thiếu những tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp

Không giống như cách đo lường theo kiểu “một cho tất cả” (“one – size – fits – all”) của chuẩn mực vốn trong hiệp ước Basle I, hiệp ước Basel II dựa vào rất nhiều yếu tố để có thể xác định được hệ số rủi ro cho từng khoản mục tài sản liên quan đến từng nhóm đối tượng khác nhau, mà một trong những yếu tố này chính là kết quả xếp hạng tín nhiệm đáng tin cậy của một tổ chức độc lập. Như đã phân tích trong chương 2, hầu hết hệ số rủi ro của các nhóm tài sản từ tiền gửi cho đến các khoản đầu tư hay cho vay đều chịu ảnh hưởng của việc xếp hạng tín nhiệm, chẳng hạn như khoản phải đòi tại một ngân hàng thương mại được xếp loại AAA+ thì có hệ số rủi ro chỉ là 20% trong khi cũng là khoản phải đòi tại ngân hàng thương mại nhưng nếu ngân hàng đó bị xếp hạng là B- thì hệ số rủi ro có thể lên đến 100% hoặc 150%, kể cả các khoản đầu tư vào trái phiếu của những quốc gia được xếp hạng cao hơn thì cũng sẽ có hệ số rủi ro thấp hơn so với khoản đầu tư vào trái phiếu của những quốc gia hạn trung bình hoặc kém.

Hiện nay thực tế là mỗi ngân hàng thương mại Việt Nam đều đang từng bước xây dựng một hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên việc xếp hạng này chủ yếu nhằm phục vụ quá trình thẩm định, ra quyết định cho vay của ngân hàng, rất ít được chia sẻ thông tin hay phổ biến rộng rãi bên ngoài, từ đó dẫn đến mạnh ngân hàng nào thì ngân hàng đó tự lo và kết quả là đôi khi sự đánh giá còn mang nặng về yếu tố chủ quan, cảm giác hơn là khách quan. Ngoài ra, nó còn dẫn đến những kết luận thiếu chính xác chỉ vì lý do là thông tin không đầy đủ.

Riêng đối với các tổ chức có thể gọi là xếp hạng tín nhiệm độc lập đang hoạt động ở Việt Nam gồm có:

– Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) vừa có chức năng thu thập và cung cấp thông tin tín dụng cho ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng – đặc biệt là các ngân hàng thương mại và tổ chức cá nhân khác, lại vừa thực hiện việc xếp loại tín dụng doanh nghiệp (theo Quyết định số 473/QĐ – NHNN ngày 28/4/2004)

– Công ty thông tin và xếp hạng doanh nghiệp (C & R) – mới thành lập năm 2004, được tách ra từ công ty Giải pháp Việt Nam, là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các loại báo cáo tín nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức lớn trên thế giới như Standard & Poor’s, Moody’s, Equifax, Jcr…

– Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRVC) thuộc công ty phần mềm và truyền thông VASC, được ra đời vào ngày 4/6/2005

Điều có thể nhận thấy rằng những tổ chức xếp hạng tín nhiệm này đều còn rất non trẻ đối với một lĩnh vực cũng còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam, như vậy để xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thật sự đủ lớn, đa dạng, có chất lượng và được chấp thuận rộng rãi thì sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể. Đó là chưa nói đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau thế giới chứ chưa thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam, mà sự vay mượn này cũng sẽ ít nhiều gây khó khăn trong việc áp dụng vào tính toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Phương pháp chuẩn hóa được đưa ra trong Hiệp ước lại quá nhấn mạnh vai trò của cơ quan xếp hạng trong việc phân loại rủi ro tài sản. Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy, các công ty lớn trong ngành xếp hạng độ tín nhiệm có tương đối lớn số vụ xếp hạng không chính xác.

Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp không được xếp hạng. Điều này dẫn tới bất lợi cho các ngân hàng Việt Nam vì tất cả các khoản vay khách hàng không được xếp hạng sẽ bị áp dụng mức độ rủi ro là 100%.

Thêm vào đó, việc Basel II cho rằng những công ty không xếp hạng ít rủi ro hơn những công ty được xếp hạng là không hoàn toàn chính xác.

Một vấn đề nữa là việc hầu hết các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển chưa được xếp hạng có thể dẫn tới tình trạng các công ty xếp hạng sẽ tiến hành chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp mà không xuất phát từ yêu cầu của doanh nghiệp. Khi đó, điểm xếp hạng sẽ do những công ty này cung cấp sẽ không chính xác do thông tin về doanh nghiệp chưa đầy đủ và như vậy sẽ bất lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, trong phương pháp đánh giá rủi ro hoạt động cũng còn nhiều vấn đề như phương pháp ngân hàng tự đánh giá quá phức tạp, phương pháp chuẩn hóa với các chỉ tiêu cơ bản không gắn chặt với rủi ro, đem cộng gộp rủi ro tín dụng với rủi ro hoạt động.

5. Hạn chế về năng lực giám sát

Hiệp ước Basel II giao cho cơ quan quản lý ngân hàng được quyền xem xét khả năng ứng dụng từng loại hệ thống đánh giá rủi để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng. Trong thực tế, nếu như ngân hàng trung ương – cơ quan quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng không đủ trình độ để kiểm chứng hệ thống đánh giá rủi ro của các tổ chức tín dụng có phù hợp hay không thì sẽ rất nguy hiểm cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn như khi được sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, nhiều tổ chức tín dụng có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng của mình và không có các biện pháp đối phó cũng như phòng ngừa thích hợp, dẫn đến khả năng vỡ nợ của khách hàng có thể kéo theo sự vỡ nợ của ngân hàng nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

Trong điều kiện hiện nay, dù có muốn hay không thì ngân hàng Nhà nước cũng chưa thể để cho các ngân hàng thương mại tự do lựa chọn những phương pháp đánh giá rủi ro theo sở thích của mình mà phải theo sự quản lý chặt chẽ trong từng quy định của ngân hàng nhà nước, thể hiện rõ trong một loạt các qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Một khi ngân hàng Nhà nước thành công trong việc nâng cao trình độ giám sát của mình cũng như thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, trang bị cho ngân hàng những kiến thức, kỹ năng nhất định trong lĩnh vực quản trị rủi ro thì lúc này mới có thể tiến đến những khả năng áp dụng các phương pháp hiện đại hơn.

Thách thức với các ngân hàng Việt Nam khi ứng dụng Basel II

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?