Mục lục
Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
1. Đánh giá chung
Đội ngũ giảng viên đại học ngày một nâng cao về số lượng và năng lực hoạt động thực tiễn, trình độ chuyên môn, đồng thời khắc phục một phần bất hợp lý về tỷ lệ, cơ cấu.
Đến năm học 2014-2015, cả nước có 159 trường đại học công lập, tính đến tháng 10/2015 tổng số sinh viên 1.824.328, giảng viên là 91.183 người trong đó tiến sĩ là 12,06%, thạc sĩ chiếm 46,41 %, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư chỉ đạt 5,17 %. Mặc dù vậy, so với năm học 1990-1991, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở GDĐH (gấp 2,7 lần) cũng như sự gia tăng nhanh chóng quy mô đào tạo (gấp 23 lần) số lượng GVĐH của nước ta hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên (SV/GV) còn ở mức quá cao so với quy định.
2. Về số lượng ĐNGV đại học công lập
Số lượng trường đại học công lập tăng 2,7 lần, phủ khắp 62/63 tỉnh thành phố trên cả nước. Số lượng sinh viên tăng 23 lần trong khi số lượng giảng viên chỉ tăng 4,4 lần chứng tỏ số lượng đội ngũ giảng viên đại học công lập chưa đáp ứng với nhu cầu đào tạo của người học. Hơn nữa số lượng sinh viên tập trung vào khối ngành kinh tế đông dẫn đến mất cân đối với tỷ lệ ĐNGV.
Tuy nhiên hiện nay xu thế quy mô sinh viên giảm trong các năm gần đây, là thách thức, cơ hội cho các trường đại học tái cấu trúc, sắp xếp, phân loại sàng lọc đội ngũ giảng viên.
Kết quả khảo sát cho thấy 89.3% GV và 84.5% CBQL của trường đại học đồng ý và rất đồng ý với nhận định “đội ngũ giảng viên hiện nay còn thiếu về số lượng”. Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt 227 so với tiêu chuẩn là 200.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên[/message]3. Về chất lượng ĐNGV đại học công lập
Số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2015 cả nước chỉ đạt 5,17%, về số lượng tiến sĩ chỉ mới đạt 12,06% (trường đại học trung bình ở phương Tây là khoảng 70% đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ) Thạc sĩ chiếm 46,41%. Chỉ với so sánh này (chưa tính đến năng lực của các giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta), chất lượng ĐNGV đại học Việt Nam rõ ràng còn rất thấp (với 12,43% tiến sĩ còn quá thấp so với mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục, đến năm 2020 Việt Nam phải đạt ít nhất 25% giảng viên là tiến sĩ). Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV nhìn chung còn thấp. Theo điều tra, phỏng vấn chỉ 36,6% đội ngũ giảng viên đại học công lập được bồi dưỡng ngoại ngữ, 39,5% bồi dưỡng công nghệ thông tin. Khả năng NCKH của ĐNGV đại học công lập còn yếu kém và đặc biệt sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều.
4. Về tỷ lệ, cơ cấu ĐNGV đại học công lập
Tỷ lệ về số lượng sinh viên/giảng viên năm 1986 là: 4,4/1, sau 30 năm phát triển tỷ lệ số lượng sinh viên/giảng viên năm 2016 là: 21,85/1, tăng gấp 4,97 lần.
Số lượng, tỷ lệ, cơ cấu đội ngũ giảng viên đại học chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt, chắp vá, chồng chéo giữa các thế hệ GV còn phổ biến; Theo các số liệu thống kê giai đoạn năm 2011-2016 cho thấy cả nước ta chỉ có số trung bình 90.368 giảng viên/2.016.308 SV. Như vậy, số sinh viên trên một giảng viên trung bình là 22,3 theo chu kỳ 5 năm tỷ lệ này có giảm 1/2 so với giai đoạn 1985-1991, chưa đạt yêu cầu 20 SV/1 GV.
Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Phân tích thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ