Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập ở Việt Nam

chương trình du lịch

Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập ở Việt Nam

Thứ nhất, các nước phát triển đều xây dựng chính sách quy hoạch đội ngũ giảng viên (cả công lập và ngoài công lập) rất bài bản phù hợp với quy hoạch của cơ quan chủ quản và chiến lược quốc gia về phát triển nhân lực. Dự báo chính xác nhu cầu NNL theo mục tiêu và tầm nhìn, nhiệm vụ và giải pháp khả thi, đảm bảo cho đội ngũ giảng viên có tính liên tục, kế thừa phát triển.. Quy hoạch nhân sự cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với công tác sử dụng đội ngũ giảng viên đại học công lập.

Thứ hai, về chính sách thu hút, tuyển dụng đội ngũ giảng viên: với hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh, nền kinh tế, xã hội phát triển cao, các nước đều có nền tảng về môi trường làm việc dân chủ, tự do sáng tạo. Với điều kiện làm việc hiện đại, thu nhập xứng đáng, cơ hội thăng tiến, chế độ nhà ở… chính sách thu hút đội ngũ giảng viên rất thành công. Chính sách tuyển dụng đối tượng rất rộng: từ tiến sĩ trở lên đủ tiêu chuẩn làm giảng viên, không phân biệt quốc tịch trên toàn thế giới, tuyển dụng quanh năm, do trực tiếp khoa và tổ bộ môn tuyển dụng công khai, minh bạch.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên[/message]

Thứ ba, chính sách sử dụng, đánh giá đội ngũ giảng viên đại học các nước đều cụ thể hóa quy định chi tiết nhiệm vụ của giảng viên theo các vị trí việc làm. Thực hiện chính sách giảm biên chế, tăng ký hợp đồng ngoài biên chế nên tính cạnh tranh vị trí việc làm cao, tạo động lực cho sự phát triển. Giao quyền quản trị, sử dụng đội ngũ giảng viên cho tổ bộ môn, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ giảng viên, đánh giá giảng viên qua chất lượng, hiệu quả công việc. Thông thường, chính sách sử dụng, đánh giá được lồng ghép vào các chính sách xã hội như: Chính sách việc làm, chính sách tiền lương, các chính sách có liên quan đến phúc lợi xã hội.

Thứ tư, chính sách đào tạo, bồi dưỡng áp dụng ngay cho ứng viên sau tuyển dụng. Sau chu kỳ 4-5 năm giảng dạy, NCKH cho đội ngũ giảng viên đi thực tập, thực tế 1 năm. Chính sách phối hợp đào tạo giữa các nước, các trường đại học, các phân hiệu làm đội ngũ giảng viên năng động và phát triển năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp…Chính sách khuyến khích, khen thưởng đội ngũ giảng viên tự học, bồi dưỡng suốt đời. Thứ năm, chính sách đãi ngộ hầu hết các nước trả lương theo kết quả chất lượng công việc được giao, không theo thâm niên. Hiệu trưởng, trưởng khoa có quỹ lương riêng để tăng lương cho ĐNGV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có sự phân biệt khoảng cách rộng giữa các mức lương theo trình độ thạc sĩ – tiến sĩ – phó giáo sư – giáo sư. Chế độ khen thưởng cả vật chất và tinh thần xứng đáng Việc thu hút nhân tài về làm giảng viên đại học phải được Đảng, Nhà nước xây dựng thành một chiến lược bền vững, thông qua cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh hợp lý nguồn lực này để họ có thể yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, NCKH của đất nước.

Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho chính sách phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?