Tác động đồng thời của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế

vay tiêu dùng

Tác động đồng thời của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa nợ công, lạm phát và tăng trưởng kinh tế hiện nay trên thế giới khá ít, khoảng 4 bài viết. Trong số các bài này thì 2 nghiên cứu (Taghavi, 2000; Kočner, 2015) đánh giá tác động của nợ công lên lạm phát và tăng trưởng trong khi 2 nghiên cứu còn lại (Chudik et al., 2013; Lopes da Veiga et al., 2015) đánh giá tác động đồng thời của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng.

Mở đầu là nghiên cứu của Taghavi (2000) cho các nền kinh tế lớn trong giai đoạn 1970 – 1997 thông qua mô hình đồng liên kết hỗn hợp và VAR. Kết quả cho thấy nợ gây ra các tác động âm có ý nghĩa lên đầu tư nhưng các tác động này lên tăng trưởng không dứt khoát. Ngoài ra, nợ gây nên lạm phát trong dài hạn mặc dù tác động của nó lên lạm phát trong ngắn hạn không rõ ràng.

Trong khi đó, khi so sánh tác động của lượng nợ chính phủ lên lạm phát, kết quả nghiên cứu của Kočner (2015) cho thấy hỗn hợp (mixing). Sự sụt giảm trong lạm phát thường đi liền với sự gia tăng của nợ. Tuy nhiên, mối quan hệ như thế gắn liền với các đặc điểm truyền dẫn của các nền kinh tế ở nhóm các quốc gia mới gia nhập EU.

Không như các nghiên cứu kể trên, Chudik et al. (2013) nghiên cứu tác động đồng thời của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Đóng góp của Chudik và nhóm nghiên cứu mang cả tính lý thuyết lẫn thực nghiệm. Về mặt lý thuyết, Chudik và các cộng sự phát triển cách tiếp cận phân phối có độ trễ cho dữ liệu chéo (CS-DL) đối với việc ước lượng các tác động dài hạn trong các mô hình dữ liệu bảng không đồng nhất với các sai số phụ thuộc vào các đơn vị bảng (quốc gia). Ưu điểm nổi bật của cách tiếp cận CS-DL và các cách tiếp cận hiện hành khác trong nghiên cứu được thảo luận và minh họa bằng các mẫu nhỏ đạt được thông qua mô phỏng Monte Carlo.

Về mặt thực nghiệm, bằng cách sử dụng dữ liệu của 40 quốc gia trong suốt giai đoạn 1965 – 2010, nhóm nghiên cứu phát hiện các tác động dài hạn âm có ý nghĩa của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng. Theo đó, nếu tỷ lệ nợ theo GDP tăng lên lên và kéo dài thì nó sẽ tác động âm lên tăng trưởng trong dài hạn. Nhưng nếu sự gia tăng chỉ mang tính tạm thời thì không có các tác động dài hạn cho đến khi nào tỷ lệ nợ theo GDP trở về mức thông thường.

Gần đây hơn, Lopes da Veiga et al. (2015) phân tích hàm ý của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế cho nhóm 52 quốc gia giữa 1950 và 2012 bằng cách sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Kết quả chỉ ra sự hạn chế của nợ công tác động lên tăng trưởng kinh tế và thể hiện mối quan hệ dạng chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và nợ công với một mức nợ công cho trước.

Tốc độ tăng trưởng trung bình cao nhất của GDP bình quân đầu người thực đạt được khi nợ công tiến đến 60% của GDP thực và lạm phát trung bình 8.2%. Khi tỷ lệ nợ nằm giữa 60% và 90%, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giảm khoảng 1.32% và tiếp tục giảm khoảng 1.64% khi tỷ lệ vượt quá 90%. Tóm lại, mức nợ công cao được thể hiện ở tỷ lệ giảm sút của tăng trưởng kinh tế và mức gia tăng của lạm phát.

Tác động đồng thời của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?