Rủi ro tín dụng chính sách

Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Mục lục

Rủi ro tín dụng chính sách

Về cách tiếp cận, các tổ chức tín dụng chính sách vẫn giữ cách tiếp cận truyền thống: khách hàng cần phải có tài sản thế chấp hoặc tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội. Về mức độ bao phủ, các tổ chức tài chính như các ngân hàng đang cố gắng mở rộng mạng lưới qua các tổ chức CTXH.

Các tổ chức tín dụng chính sách luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau do đặc điểm khu vực nông thôn và do tính chất hoạt động của các trung gian tài chính. Những rủi ro cơ bản mà các tổ chức tín dụng chính sách phải đối mặt bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành.

Nếu rủi ro xảy ra không được xử lý kịp thời, hậu quả sẽ rất khó lường với niềm tin của khách hàng và đối với sự sống còn của chính tổ chức tín dụng chính sách. Vì vậy năng lực quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng chính sách là cơ sở quan trọng để tổ chức đó tự tin và có đủ kinh nghiệm phát triển hoạt động hiện có, thử nghiệm hoạt động mới, đảm bảo tính bền vững về tài chính và nâng cao uy tín của tổ chức đối với khách hàng. Năng lực quản trị rủi ro được đánh giá trên hai giác độ: phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra và xử lý sau khi rủi ro đã xảy ra.

Tuy vậy, tổ chức tín dụng chính sách phải chấp nhận thực tế là: rủi ro luôn đồng hành cùng hoạt động của họ. Điều quan trọng là đơn vị xác định các mức độ rủi ro có thể chấp nhận được là bao nhiêu, và lợi ích dự kiến đạt được với từng mức rủi ro đó. Quy luật về mối quan hệ tương tác giữa rủi ro và lợi ích được ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể, và hai yếu tố là chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng sâu sắc tới khả năng quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng chính sách.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các hình thức tín dụng chính sách[/message]

NHCSXH là một tổ chức tín dụng đặc biệt. Hoạt động tín dụng chính sách là nhiệm vụ quan trọng quyết định đến vai trò của NHCSXH trong chiến lược phát triển KTXH, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH. Đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách của NHCSXH là những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sống chủ yếu ở nông thôn, ở các vùng đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa. Do đó, rủi ro trong công tác tín dụng NHCSXH dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất so với các hoạt động của ngân hàng nói chung.

Rủi ro tín dụng chính sách được nhìn nhận dưới 2 góc độ: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan [12].

1. Rủi ro khách quan

Do các nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích không có người thừa kế hoặc do các biến động khác ngoài dự kiến làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách.

– Do nền kinh tế và điều kiện tự nhiên:

Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi không lường trước được như: Rủi ro do nền kinh tế, chính trị không ổn định và rủi ro do điều kiện tự nhiên thay đổi: thiên tai, hạn hán, lũ lụt…

Khách hàng vay vốn tín dụng chính sách là người nghèo và các đối tượng chính sách. Họ vay vào mục đích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu lao động, học tập… Nền kinh tế trong nước hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Khi nền kinh tế thế giới không ổn định sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản hoặc thay đổi chính sách nhập khẩu, kinh tế các nước suy thoái dẫn đến thất nghiệp cho lao động của Việt Nam ở các nước đó.

Người vay vốn chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên dễ bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên như thay đổi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh dẫn đến thu nhập giảm sút, mất một phần vốn hoặc toàn bộ vốn vay.

– Đối với người vay:

Đối tượng vay vốn tín dụng chính sách là cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với cho vay cá nhân, hộ gia đình vay vốn, nếu tổ chức thực hiện tín dụng chính sách không tuyên truyền, hướng dẫn các phương án sử dụng vốn vay dễ dẫn đến khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích. Điều đó sẽ không tạo ra thu nhập cho họ để họ tích lũy và có ý thức trả nợ ngân hàng. Còn doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đa dạng và phong phú. Do đó, cán bộ cho vay không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ cho vay cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các Doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không vì các doanh nghiệp này không có đầy đủ thông tin tài chính, tài chính không minh bạch. Rất khó cho các doanh nghiệp này đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn. Đa phần các doanh nghiệp này khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô nhưng tư duy quản lý không thay đổi, trình độ quản lý không được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về năng lực quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh.

2. Rủi ro chủ quan

Rủi ro chủ quan đến từ cả hai phía là tổ chức thực hiện tín dụng chính sách

và người vay:

– Nguyên nhân từ phía ngân hàng

+ Việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thường tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên. Mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng.

+ Trình độ của các cán bộ cho vay của các tổ chức thực hiện tín dụng chính sách còn hạn chế, không nắm vững nghiệp vụ, làm sai quy trình. Ngoài ra còn có nhiều cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất, thiếu tư chất đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng tiếp tay hoặc chủ ý làm giả hồ sơ vay vốn. Chính điều này đã dẫn đến những rủi ro rất lớn đó là chiếm dụng vốn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức.

+ Quy chế cho vay chưa chặt chẽ, quá cụ thể hoặc quá linh hoạt đều khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng.

+ Ngoài ra, còn rất nhiều nhân tố khác thuộc về ngân hàng gây ra rủi ro tín dụng như: chất lượng thông tin và xử lý thông tin, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ…

– Nguyên nhân do khách hàng

Sử dụng sai mục đích so với hợp đồng tín dụng khiến cho nguồn trả nợ trở nên bấp bênh. Vì vậy, khi khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích, việc thanh toán gốc và lãi đúng hạn rất khó xảy ra, rủi ro tín dụng xuất hiện. Đối với các doanh nghiệp, kinh nghiệm và năng lực hoạt động kinh doanh còn đang ở trình độ thấp, hầu hết các doanh nghiệp này đều không nắm bắt được thông tin kịp thời, thiếu thích nghi với cạnh tranh. Vì vậy, khi dự án vay vốn gặp khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề, rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi.

Rủi ro tín dụng chính sách

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?