Các hình thức tín dụng chính sách

Khái niệm về dịch vụ

Mục lục

Các hình thức tín dụng chính sách

Hoạt động tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhiều đặc điểm khác so với các loại hình tín dụng khác, như có ưu đãi về điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn, lãi suất vốn vay, thời hạn vay và hoàn trả, tài sản đảm bảo. Do đó, các hình thức tín dụng chính sách rất đa dạng và phong phú. Các nhà kinh tế đã dựa vào các tiêu thức sau để phân loại các hình thức tính dụng chính sách [13], [21].

a) Căn cứ vào thời hạn cho vay:

Gồm có 03 loại là tín dụng chính sách ngắn hạn, tín dụng chính sách trung hạn và tín dụng chính sách dài hạn.

– Tín dụng chính sách ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Tín dụng này thường áp dụng đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây lương thực, hoa mầu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng; dịch vụ, kinh doanh nhỏ.

– Tín dụng chính sách trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Loại tín dụng này phục vụ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh như: Trồng cây công nghiệp ngắn ngày; cây hoa mầu; nuôi thủy, hải sản, con đặc sản; chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt; chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy lông, lấy sừng; đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản…

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Quan niệm về tín dụng chính sách[/message]

– Tín dụng chính sách dài hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ trên 5 năm. Loại tín dụng này được dùng để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dân, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động, đầu tư cho giáo dục, đầu tư trồng mới cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.

b) Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ có hai loại tín dụng:

– Tín dụng tín chấp là hình thức tín dụng mà việc cho vay vốn dựa trên uy tín của người vay để đảm bảo việc hoàn trả nợ. Hiện nay, NHCSXH chủ yếu thực hiện cho vay dưới hình thức tín chấp. Chính phủ quy định, khách hàng vay vốn tại NHCSXH không phải thực hiện bảo đảm tiền vay (trừ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vay một số chương trình với mức vay trên 30 triệu đồng).

– Tín dụng thế chấp là sự vay mượn mà việc hoàn trả nợ được đảm bảo không chỉ bới uy tín của người vay mà còn được đảm bảo bằng các tài sản của người đi vay hoặc người bảo lãnh của người đi vay.

c) Căn cứ vào hình thức hoạt động:

Thứ nhất, cho vay các ngành công nghiệp có tầm chiến lược quốc gia quan trọng; các công trình có khả thi về tài chính nhưng khối lượng vốn quá lớn hoặc thời gian hoàn trả quá dài; cho vay các tổ chức kinh tế ở vùng nghèo, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích không đủ các điều kiện vay thương mại. Đây là các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế công cộng của Nhà nước buộc phải duy trì vì lợi ích quốc gia. Ngay cả các nước phát triển vẫn tồn tại loại cho vay này.

Thứ hai, cho vay nhằm mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH. Đây là một chương trình kinh tế – xã hội rộng lớn, trở thành mục tiêu của nhiều nước trên thế giới. Các Chính phủ đều cho rằng cần phải trợ giúp những người nghèo về vốn và điều kiện làm ăn để họ có thể tự đảm bảo được cuộc sống, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Vì vậy, Chính phủ đã thành lập hoặc trợ giúp thành lập các ngân hàng chuyên hoặc chủ yếu phục vụ người nghèo và các hộ nông dân như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,…

Hiện nay, cơ quan thực hiện tín dụng chính sách chính thức tại Việt Nam gồm có NHPT và NHCSXH. Nếu như NHPT hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp và cho vay chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng thì NHCSXH được Chính phủ thành lập để thực hiện các chính sách của Chính phủ về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Như vậy, mỗi ngân hàng được thành lập nhằm vào các mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Với mục tiêu hoạt động kinh doanh có các NHTM, với mục tiêu thực thi chính sách xã hội có NHCSXH. NHCSXH ra đời là thực sự cần thiết và tồn tại khách quan cho sự phát triển KTXH vì hai nhóm mục tiêu trên của Ngân hàng không thể tồn tại trong nhau. Theo đuổi nhóm mục tiêu này sẽ cản trở nhóm mục tiêu kia. Do đó, cần tách bạch tín dụng thương mại với tín dụng chính sách để mang lại hiệu quả tối ưu.

Các hình thức tín dụng chính sách

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Các hình thức tín dụng chính sách

  1. Pingback: Rủi ro tín dụng chính sách - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?