Quan niệm về tín dụng chính sách

quản lý dòng tiền

Quan niệm về tín dụng chính sách

Khái niệm TCVM xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976, khi ông Muhammad Yunus thành lập nên Ngân hàng Grameen, như một thử nghiệm ở vùng ngoại ô Thủ đô Đhaca của Bangladesh. Kể từ khi đó, một vài tổ chức TCVM đã ra đời và đạt được thành công khi đến gần với những người nghèo nhất trong xã hội. Tuy nhiên, phải đến khi Ủy ban Nobel trao cho Ngân hàng Grameen Bank và người sáng lập Muhammad Yunus Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2006 “Vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội”, TCVM mới thực sự thu hút được sự chú ý của thế giới và niềm tin vào khả năng chống lại đói nghèo.

Thuật ngữ TCVM có nghĩa là cung cấp cho người nghèo những món vay nhỏ để giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc phát triển kinh doanh nhỏ [14].

Theo Ủy ban Châu Âu (European Commission) (2000), khái niệm TCVM được hiểu theo nghĩa rộng hơn: Nó là sự cung cấp dịch vụ tài chính trên một phạm vi rộng bao gồm tiết kiệm, cho vay, dịch vụ tiền trả, chuyển giao tiền và bảo hiểm tới người nghèo và các hộ gia đình thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. TCVM cần được hiểu rộng hơn sự tiếp cận và phân phối tiền. Nó bao hàm những vấn đề sâu hơn như tiền được sử dụng, đầu tư và tiết kiệm như thế nào. Ủy ban Châu Âu cũng cho rằng TCVM là một cách để giúp người dân tiếp cận đến cơ hội mới, cải thiện sự tự tin để tham gia vào đời sống xã hội.

Theo Christen et. al. (2003), tín dụng vi mô là khái niệm tài chính vi mô được dùng theo một nghĩa hẹp hơn. Thuật ngữ tín dụng vi mô nói đến việc cung cấp các món vay nhỏ và không cần thế chấp tài sản cho những người không có khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn để khởi xướng các hoạt động kinh doanh nhỏ hoặc các hoạt động tạo thu nhập của họ.

Phát triển tài chính vi mô bền vững đã trở thành một mục tiêu quan trọng cho sự phát triển kinh tế và được coi là công cụ đắc lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo khi Liên Hợp quốc chọn năm 2005 là “Năm Quốc tế về Tín dụng vi mô‟. Tại Việt Nam, trong suốt gần ba thập kỷ qua, ngành TCVM đã và đang khẳng định được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp được tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng một cách thuận tiện và phù hợp. Do vậy, phát triển TCVM bền vững là mục tiêu quan trọng của ngành TCVM Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Với mục tiêu hướng tới một ngành TCVM bền vững, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống TCVM đến năm 2020 với mục tiêu đặt ra là “Xây dựng và Phát triển hệ thống tổ chức TCVM an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”. Đây cũng là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sự thừa nhận của Nhà nước về vai trò và vị trí của TCVM trong hệ thống tài chính, ngân hàng Quốc gia [20].

Nhìn chung chưa có sự phân tách rõ ràng giữa khái niệm TCVM và tín dụng vi mô trong các tài liệu xuất bản mà tác giả tìm thấy. Hầu hết các tác giả khi nói đến TCVM hay tín dụng vi mô đều thống nhất rằng đây là dịch vụ cung cấp các món vay nhỏ để trợ giúp người nghèo hoặc những đối tượng không có khả năng tiếp cận đến thị trường vốn thông thường vay để khởi xướng hoặc mở rộng hoạt động tạo thu nhập của họ.

Để thực hiện chức năng quản lý đất nước, các Chính phủ đều đưa ra các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ… và sử dụng các giải pháp và phương tiện cần thiết để tổ chức thực hiện. Nói một cách ngắn gọn, Chính phủ quản lý đất nước bằng các chính sách. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Tùy theo lĩnh vực, mục tiêu, Chính phủ sẽ có những chính sách khác nhau như chính sách quốc phòng, chính sách ngoại giao, chính sách kinh tế,… Trong kinh tế cũng có nhiều loại chính sách khác nhau, như chính sách về thuế, tiền tệ, tỷ giá, tín dụng…Chính sách tín dụng cũng được chia thành: chính sách tín dụng đối với khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo; chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Hiện nay, ở nước ta đang sử dụng ba loại hình tín dụng chính sách phục vụ cho ba mục tiêu mà Nhà nước muốn hỗ trợ, đó là: (1)Tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển, (2)Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và (3) Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và bảo đảm ASXH. Về tổ chức thực hiện tín dụng chính sách, Chính phủ đã cho thành lập hai ngân hàng là NHPT Việt Nam và NHCSXH. NHPT Việt Nam, mà tiền thân là Quỹ Hỗ trợ phát triển đang thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển và hỗ trợ xuất khẩu.

Để thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo ASXH, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách tín dụng hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo và các đối tượng chính sách khác trong lĩnh vực ASXH như học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, doanh nghiệp nhỏ, tạo việc làm mới, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Loại hình tín dụng này mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi, đặc thù riêng đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn… [30].

Vì trong đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu về loại hình tín dụng chính sách do NHCSXH quản lý theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, nên để thuận tiện cho việc theo dõi, tất cả các từ “Tín dụng chính sách” sử dụng trong các phần dưới đây đều được hiểu là “tín dụng chính sách xã hội”. Dựa trên Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ thì tín dụng chính sách xã hội, luận án sẽ nghiên cứu tín dụng chính sách trên quan điểm đó là việc Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho nhóm người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới hình thức cho vay ưu đãi, điều này cũng sẽ góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, bảo đảm ASXH.

Quan niệm về tín dụng chính sách

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 bình luận về “Quan niệm về tín dụng chính sách

  1. Pingback: Đặc điểm tín dụng chính sách - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Các hình thức tín dụng chính sách - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?