Mục lục
Quan điểm về bảo tồn
Quan điểm về bảo tồn di sản văn hóa đã được các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng tùy thuộc vào từng loại hình di sản mà đưa ra các quan điểm bảo tồn khác nhau để vừa giữ được những giá trị nguyên gốc nhưng vẫn phát huy được giá trị của nó trong xã hội đương đại.
* Quan điểm bảo tồn nguyên trạng:
Đây là quan điểm đã phát triển từ những năm 1850 trên thế giới và thịnh hành trong một thời gian khá dài, gần giống như đóng vai trò chủ đạo đối với cách thức quản lý di sản văn hóa ở nhiều quốc gia. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ashworth, quan điểm bảo tồn nguyên trạng có những đặc như sau:
– Về mục đích: Nguyên tắc là đơn giản, dễ hiểu và là một đòi hỏi về mặt đạo đức; Mục đích tối tượng là bảo tồn toàn bộ những gì có thể bảo tồn được.
– Về nguồn lực: Các nguồn di sản là căn cứ bất di bất dịch: các địa điểm di tích có một căn cứ lịch sử nhất định của nó; Các sản phẩm được xác định và tạo ra trên cơ sở nguồn gốc của di sản.
– Về tiêu chí lựa chọn di sản: Tiêu chí lựa chọn phụ thuộc vào bản chất của di sản (có ý nghĩa về lịch sử, vẻ đẹp kiến trúc…); Về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn có thể quyết định một cách khách quan thông qua sự đồng thuận tập thể; Tính chân thực của di sản là yếu tố quyết định tối cao của giá trị.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Báo giá dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ[/message]– Về các sản phẩm thuyết minh cho di sản: Các địa điểm/đồ tạo tác được bảo tồn có một thị trường và một ý nghĩa toàn cầu, ổn định và đơn nghĩa.
– Về chiến lược bảo tồn: Có một sự mâu thuẫn cố hữu giữa bảo tồn và phát triển; Những tác động của sự bảo tồn phản lại chức năng sẽ sinh ra những vấn đề phát sinh thứ cấp; Tăng việc sử dụng các sản phẩm được bảo tồn trong giai đoạn hiện thời phải phù hợp với công việc quản lý và nếu cần thiết phải giới hạn nhu cầu. [2, tr.168-175]
Khi đề cập đến vấn đề bảo tồn nguyên trạng, PGS, Nhạc sĩ Tô Vũ cũng cho rằng “Nói tới bảo tồn, ta cần phải nghĩ đến việc gìn giữ toàn bộ và nguyên vẹn đối tượng cần bảo tồn”. GS Đinh Gia Khánh khi nêu ra luồng ý kiến của một số nhà nghiên cứu lên đề án sự pha tạp giữa ý kiến của một số nhà nghiên cứu lên án sự pha tạp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại đã đòi hỏi phải loại bỏ sự pha trộn thô kệch đó. PGS.TS âm nhạc học Nguyễn Thị Mỹ Liêm cũng làm rõ khái niệm “Bảo tồn là giữ lại, không bị mất đi, không bị thay đổi, biến hóa, hoặc biến thái”.
Những người theo quan điểm bảo tồn nguyên trạng cho rằng cần phải giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện, những thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải mã và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách trung thành nhất. Trên thực tế quan điểm bảo tồn nguyên trạng được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt là các nhà bảo tàng học. Tuy nhiên, thực tế là di sản văn hóa phi vật thể vốn tồn tại và phát triển theo dòng thời gian lịch sử, tất yếu sẽ phát sinh những yếu tố mới, những thay đổi cho phù hợp với thời đại và sẽ đến lúc rất khó xác định được đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phát sinh trong quá trình phát triển.
* Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa:
Quan điểm này dường như là một xu thế khá phổ biến trong giới học thuật hiện nay khi bàn đến vấn để bảo tồn và phát huy di sản. Dựa trên cơ sở lý thuyết cho rằng mỗi di sản chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian nhất định. Quan điểm này cho rằng di sản ấy cần phải được phát huy giá trị phù hợp với xã hội hiện nay, đồng thời phải loại bỏ những gì không phù hợp với thời đại, không còn thích hợp với xã hội mới. Do vậy bảo tồn kế thừa không phải là cố gắng dập khuôn nguyên gốc, khư khư giữ nguyên như cũ, bất di bất dịch, mà là bảo tồn vừa có sự kế thừa vừa có sự bổ sung những yếu tố mới, làm cho nó tương thích và có sức sống trong hoàn cảnh mới.
Khi bàn về quan điểm này, nhà nghiên cứu văn hóa Ashworth đã nêu ra những đặc điểm cơ bản của bảo tồn trên cơ sở kế thừa như sau: Không chỉ những đồ tạo tác hay những toà nhà mà cả các bộ sưu tập và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa; Các tiêu chí lựa chọn không phụ thuộc vào bản chất bên trong của di sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài, không thuộc về bản chất của di sản; Bảo tồn trên quan điểm kế thừa quan tâm không chỉ đến hình thức mà còn quan tâm đến cả các chức năng của di sản. [2,tr.176-177]
Từ những quan điểm trên cho thấy, văn hóa chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở chuyển hóa những giá trị văn hóa của quá khứ và tiếp tục được nâng cao, phát triển thành nền văn hóa mới, vừa hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong thực tiễn vận dụng, quan điểm này cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc xác định đâu là yếu tố thực sự có giá trị tối ưu cần phải kế thừa, phát huy, đâu là yếu tố không còn phù hợp cần phải sàng lọc, loại bỏ. Việc đưa những yếu tố mới một cách thiếu cẩn trọng, thiếu khoa học đã dẫn đến những hành vi biến dạng, bóp méo di sản. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ nguy cơ các thế hệ sau có thể gạt bỏ, đánh mất những giá trị văn hóa đích thực mà họ chưa thể cảm nhận và thấu hiểu một cách sâu sắc và thấu đáo.
* Quan điểm bảo tồn phát triển:
Những người theo quan điểm này không bận tâm tới việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ, mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong bối cảnh đương đại. Nếu như quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực (hay tính xác thực) của di sản là cốt lõi của di sản và phải làm thế nào đề đảm bảo kế thừa được sự chân thực đó, thì quan điểm bảo tồn phát triển lại đánh giá thấp vai trò của tính chân thực này. Người ta cho rằng chân thực hay không không phải là một giá trị khách quan, mà nó được đo bằng trải nghiệm. Theo quan điểm này, đối với việc bảo tồn di sản không có mục đích nào được coi là duy nhất, là tốt thượng, là hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.
Di sản mang tính đa nghĩa, nhiều mục đích và không ổn định theo thời gian. Đây chính là cách bảo tồn trong phát triển mà một số nhà hoạt động văn hóa đã thực hiện đối với một số loại hình di sản phi vật thể như tổ chức lễ hội như một sự kiện văn hóa, khai thác các diễn xướng dân gian, tổ chức các Festival văn hóa. Điểm mạnh của mô hình này là tạo nên sức hấp dẫn đối với công chúng đương đại, tạo nên tính sinh động, độc đáo của di sản, tiếp thêm nguồn sinh khí cho di sản. Tuy nhiên, mặt trái của nó là dễ sa vào tình trạng sân khấu hóa, thương mại hóa di sản dẫn đến tình trạng tầm thường hóa, thậm chí giải thiêng hóa di sản như đã từng xảy ra đối với trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên, trình diễn nhạc cung đình Huế, trình diễn ca trù… phục vụ khách du lịch.
Quan điểm về bảo tồn
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT