Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối

khoản phải thu

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối

Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền sự ra đời và phát triển của ngoại thương. Cách đây khoảng 4000 năm đã diễn ra bước ngoặt trong thanh toán quốc tế đó là việc sử dụng những đồng xu có dán tem của ngân hàng, của nhà vua và của người buôn. Sau đó những đồng tiền kim loại dần dần phổ biến trong thanh toán quốc tế. Ban đầu giá trị của những đồng xu được xác định theo giá trị của kim loại làm lên chính đồng xu đó. Sau đó khi khối lượng những đồng xu trong lưu thông tăng lên theo nhu cầu của thương mại và với vai trò phương tiện trao đổi tăng lên xuất hiện những nhà đổi tiền chuyên nghiệp vào thời cổ ở Trung Đông. Với một lượng đồng xu nhất định những nhà buôn chuyên nghiệp có thể đổi lấy một lượng tương ứng các đồng xu khác. Đây là dấu hiệu đầu tiên đánh dấu sự ra đời của việc kinh doanh ngoại hối và thị trường ngoại hối.

Sau đó khi đế quốc Rôm sụp đổ, trong suốt thời kỳ đầu của thời trung cổ, cùng với các điều kiện chính trị, tài chính không ổn định, các giao dịch thương mại quốc tế giảm sút thì kinh doanh ngoại hối cũng sụp giảm theo. Sau đó vào thế kỷ 11, khi các luồng thương mại, tư bản quốc tế tăng lên, việc kinh doanh ngoại hối trở lên thịnh vượng hơn thì các giao dịch ngoại hối bằng đồng xu có những hạn chế, và ngày càng giảm dần. Để khắc phục hạn chế trên đồng thời đáp ứng yêu cầu của thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng quốc tế có chi nhánh và mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở các nước bạn hàng là đối tác. Hối phiếu ra đời trở thành công cụ chuyển nhượng được. Những người hưởng lợi hối phiếu chuyển nhượng hối phiếu cho bên thứ ba. Bắt đầu từ đây một hình thức tiền tệ mới được tạo ra, đã giúp cho thị trường trở nên linh hoạt hơn, khối lượng giao dịch ngoại hối gia tăng nhiều hơn. Khi các giao dịch chuyển khoản giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng đã thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển. Thị trường ngoại hối đã thực sự chuyển từ hệ thống tiền mặt hữu hình sang thị trường dưới dạng hỗn hợp giữa tiền mặt và tín dụng.

Trong những năm sau 1800, cuộc cách mạng truyền thông giữa Châu Âu và Bắc Mỹ là khởi điểm cho sự hình thành và phát triển thị trường ngoại hối có tính chất toàn cầu.

[message type=”success”]Xem thêm : Thị trường các doanh nghiệp[/message]

Đầu thế kỷ 20, hai cuộc đại chiến thế giới đã làm gián đoạn sự phát triển thị trường ngoại hối. Tuy nhiên sau đại chiến, hoạt động của thị trường ngoại hối trở nên vô cùng sôi động. Các hoạt động trao đổi thương mại đi kèm với nó là việc mua bán ngoại tệ với mức độ rủi ro cao, các biện pháp tự bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn trở nên phổ biến. Trong thực tế việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn phổ
biến đến mức trong một số lĩnh vực, nó trở thành một bộ phận bắt buộc của hợp đồng thương mại. Điều đó có nghĩa là trong các hoạt động thương mại bắt buộc phải có hợp đồng ngoại hối kỳ hạn thì mới có giá trị. Tuy nhiên có một số quan điểm của những chủ ngân hàng và một số nhà hoạt động chính trị cho rằng hợp đồng kỳ hạn với bản chất là hoạt động đầu cơ và không ủng hộ sự phát triển của thị trường kỳ hạn. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của thương mại quốc tế thì thị trường kỳ hạn vẫn phát triển.

Vào năm 1931, sự đình chỉ của chế độ bản vị vàng cùng với sự sụp đổ của các ngân hàng, những khó khăn trong thanh toán đối với một số đồng tiền đã gây trở ngại đối với sự phát triển của thị trường ngoại hối. Tuy nhiên các hoạt động của thị trường cũng dần đi vào ổn định ngay sau đó. London đã trở thành trung tâm giao dịch ngoại hối lớn nhất trong thời kỳ này bên cạnh sự phát triển
mạnh mẽ của các trung tâm khác như Paris, Amsterdam, NewYork.

Thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ hai, thị trường ngoại hối vẫn tiếp tục phát triển. Đồng USD vẫn đóng vai trò là đồng tiền chủ đạo trong các giao dịch ngoại hối. Sự tham gia của chính phủ vào thị trường ngoại hối ngày càng trở nên rõ rệt và thường xuyên hơn. Thời kỳ này đánh dấu sự phát triển ổn định của thị trường ngoại hối khi mà giá trị của các đồng tiền được kiểm soát chặt chẽ
và tỷ giá giữa các đồng tiền chỉ giao động trong một biên độ hẹp.

Vào năm 1944, thỏa thuận Bretton Woods đã mang lại sự ổn định và trật tự mới trên thị trường. Đồng đô la Mỹ được các Ngân hàng Trung ương trên thế giới chọn làm đồng tiền dự trữ quốc tế, bởi vì nước Mỹ cam kết sẽ chuyển đổi đô la Mỹ thành vàng không hạn chế theo tỷ giá cố định 1ounce vàng = 35 USD. Vào tháng 8/1971, hệ thống tiền tệ Bretton Wood đã sụy đổ. Chế độ bản vị vàng đã chấm dứt. Vàng được trao đổi với tỷ lệ là 38$/ounce và các đồng tiền khác được phép dao động 2,25%, chỉ hơn 1% so với hệ thống tiền tệ Bretton Wood. Sau đó một số nước quyết định bãi bỏ tỷ lệ trao đổi này và để đồng tiền của họ thả nổi. Các Ngân hàng trung ương của các nước có đồng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối theo dõi sát sao và can thiệp vào thị trường mở thường
xuyên hơn nhằm duy trì các hoạt động trên thị trường ngoại hối có trật tự hơn và khi cần thiết có thể điều chỉnh tỷ giá theo mong muốn của mình.

Thời kỳ những năm 1990, thị trường ngoại hối đã có những phát triển hơn và trở nên phức tạp hơn, khó dự đoán hơn. Những chủ ngân hàng và những kinh doanh luôn mọi cách để gia tăng tốc độ luân chuyển của tiền. Sự tham gia ngày càng nhiều của các thành viên vào thị trường khiến cho thị trường càng trở nên biến động nhiều hơn. Các thành viên của thị trường luôn tìm kiếm cơ hội sinh lời khi có sự biến động tỷ giá. Cơ sở hạ tầng truyền thông cải tiến đáng kể đã liên kết cả thế giới trong một mạng của những sợi cáp. Các thành viên của thị trường mà chủ yếu là các ngân hàng, các nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trên thị trường. Các công ty tham gia vào thị trường nhằm quản lý rủi ro ngoại hối và trực tiếp kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên những ảnh hưởng của các công ty lên thị trường vẫn ở mức khiêm tốn. Ngoài ra những những cá nhân có thể ảnh hưởng đến thị trường khi họ sử dụng ngoại hối với các cơ chế khác nhau.

Những biến động của tỷ giá là cơ hội để các thành viên của thị trường tìm kiếm lợi nhuận. Dù thị trường biến động theo hướng nào thì các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng, các cá nhân có thể thu lời nếu xác định đúng xu hướng vận động của thị trường. Việc di chuyển các đồng tiền chính để cân đối trạng thái dư thừa và thiếu hụt trong cán cân thương
mại và dịch vụ giữa các quốc gia cũng là yếu tố làm cho thị trường ngoại hối biến động mạnh. Các nguồn tài chính từ các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí sẵn sàng đầu tư vào các đồng tiền khác nhau nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, sự di chuyển của các luồng từ đồng tiền này sang đồng tiền khác đã ảnh hưởng lớn sự biến động của tỷ giá. Sự biến động của tỷ giá của hầu hết các đồng tiền còn bị tác động bởi sự biến động giá của USD, là đồng tiền được ưa chuộng nhất. Sự nắm giữ ngày càng nhiều các tài sản bằng đồng USD của người nước ngoài làm cho thị trường ngoại hối có những biến động mạnh mẽ và đạt tới sự phát triển như ngày nay với quy mô lớn chưa từng thấy.

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối

  1. Pingback: Khái niệm ngoại hối - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?