Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

vay tiêu dùng

Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước trong khu vực để thu hút đầu tư nước ngoài, đối phó với sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc và áp lực từ hội nhập quốc tế. Phát triển CNHT là một biện pháp cần thiết để Việt Nam vượt qua được những thách thức này.

Bài học kinh nghiệm từ các nước như Maylaysia, Thái Lan, Trung Quốc về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chính sách, chiến lược về phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam trong những năm tiếp theo. Nếu không xây dựng được công nghiệp hỗ trợ tương ứng, đủ sức cạnh tranh quốc tế và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang đầu tư thương mại vào thị trường Việt Nam hơn là đầu tư vào sản xuất. Việc Daewoo Electronics ngừng sản xuất từ năm 2007, liên doanh Orion – Hanel sản xuất đèn hình ngừng sản xuất và tuyên bố phá sản năm 2008 và Sony thì đóng cửa cơ sở sản xuất và chuyển sang thương mại dịch vụ cũng trong năm 2008 là một minh chứng cho vấn đề này. Đây quả thực là một vấn đề rất khó. Nghiên cứu sinh cho rằng, bên cạnh quyết tâm chính trị, các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp cần phải được thực hiện một cách mạnh mẽ, theo các nội dung sau:

– Thành lập cơ quan đầu mối phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử. Đây là cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về công nghiệp hỗ trợ nhằm tổng hợp cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, triển khai và hướng dẫn triển khai các chương trình hành động của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời là đầu mối thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước về công nghiệp hỗ trợ.

Kinh nghiệm của Thái Lan về việc thành lập cơ quan này từ năm 1992 vẫn có nguyên giá trị cao cho Việt Nam[16]. Đến nay, họ đã có hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ của cả các nước trong khu vực. Công nghiệp Thái lan đang phát triển vững chắc hơn cũng là nhờ đã có nhiều DN đang hoạt động trong các chuỗi giá trị của các MNC.

– Ban hành các chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ, tập trung chủ yếu vào 5 nhóm chính sách được đề cập trong dự thảo Nghị định mà Bộ Công Thương đề xuất, đó là:

+Ưu đãi đầu tư, phát triển thị trường;

+Ưu đãi về khoa học và công nghệ;

+ Ưu đãi về hạ tầng cơ sở;

+ Ưu đãi về đào tạo nguồn nhân lực;

+ Ưu đãi về thuế.

– Xây dựng và ban hành Danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành điện tử được ưu tiên, khuyến khích phát triển để thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

– Ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút Việt kiều đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành điện tử.

– Khuyến khích mua hàng điện tử trong nước thông qua các biện pháp về thuế, vốn vay, hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Mặc dù yêu cầu hàm lượng nội địa không còn có thể áp dụng được nữa bởi phải tuân thủ theo các cam kết WTO, nhưng mua hàng trong nước vẫn có thể tăng nếu có các biện pháp khuyến khích như: giảm thuế cho máy móc và nguyên liệu thô mà Việt Nam chưa sản xuất được, và thiết lập các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước để giảm khoảng cách về thông tin và hiểu biết lẫn nhau. Những biện pháp này phải được áp dụng đồng bộ đối với các doanh nghiệp điện tử trên cả nước, không phân biệt quốc tịch.

– Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam bằng việc cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và có các chính sách đặc thù cho đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.

– Xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử với các chính sách đặc thù, phân bố theo định hướng cơ cấu ngành và không gian công nghiệp quốc gia nhằm: đạt tới sự đồng bộ tối đa có thể trong việc sản xuất, cung ứng các chi tiết bộ phận cho sản phẩm cuối cùng; bảo đảm đường vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngắn nhất theo quy trình sản xuất và lắp ráp, tiết kiệm chi phí vận tải; tận dụng khả năng sử dụng chung các thiết bị công nghệ nhằm tận dụng công suất và tiết kiệm đầu tư; tạo điều kiện tổ chức thông tin giữa các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, giữa các doanh nghiệp lắp ráp với doanh nghiệp sản xuất linh kiện, chi tiết; tạo điều kiện thuận lợi trong khâu kiểm tra của các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng với doanh nghiệp sản xuất linh kiện, chi tiết.

– Thúc đẩy liên kết CNĐT để tham gia vào các mạng lưới sản xuất toàn cầu các sản phẩm điện tử. Chính phủ cần rút kinh nghiệm từ các nước đi trước và hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các MNC. Kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy thành công trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là nhờ sự phản ứng kịp thời của Chính phủ đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh; có các doanh nghiệp đủ mạnh dẫn đầu như trường hợp các Chaebol của Hàn Quốc; và được chính phủ hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính.

– Đầu tư tập trung, đúng mức và đồng bộ để hiện đại hóa mạng lưới các viện nghiên cứu, trường đại học và phòng thí nghiệm có các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành điện tử trong phạm vi cả nước nhằm các mục đích sau đây:

+ Là trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ áp dụng các quy trình sản xuất công nghiệp, quy trình đảm bảo chất lượng, các chuẩn công nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành điện tử;

+ Là vườn ươm cho các ý tưởng sáng tạo mới, các sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành điện tử;

+ Là cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sản xuất; là trung tâm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành điện tử.

– Tập trung đầu tư phát triển một số trung tâm nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm CHIP (chip design), góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa trong các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

– Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ cho danh mục các sản phẩm hỗ trợ điện tử gồm (danh mục được đề xuất bởi các chuyên gia Nhật Bản và của các nhà nghiên cứu thuộc Viện Điện tử, Tin học và Tự động hóa Việt Nam): Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử; Các linh, phụ kiện nhựa như các loại vỏ máy, thân máy, mặt trước, các chi tiết nhựa có độ chính xác cao cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng, các thiết bị viễn thông, tự động hoá, điện tử văn phòng; Các thành phần của mạch tích hợp điện tử và vi lắp ráp (tụ điện chíp, điện trở chíp, cuộn dây biến thế…); Loa điện động; Bột từ, biến thế nguồn, điện trở, tụ điện, dây điện; Bộ dao động thạch anh, bộ lọc; Ăng ten; Đĩa CD, CD – ROM, DVD trắng; Màn hình vi tính; Các loại phụ tùng, chi tiết kim loại gia công bằng công nghệ đúc, rèn, đột dập có độ chính xác cao, các chi tiết tiện từ kim loại, các loại ốc vít, vỏ máy, chốt, tay nắm; Các loại khuôn mẫu đột dập, ép nhựa, đúc chính xác, các loại dụng cụ, các bộ gá lắp chuyên dùng; Các loại phụ kiện cho tổng đài, một số hệ thống viễn thông và các thiết bị đầu cuối của hệ thống thông tin vệ tinh; Các bộ khắc ION thiết kế cho màng mỏng bán dẫn

Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh cho rằng Nhà nước chưa nên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách các loại sản phẩm hỗ trợ sau:

– Các loại linh kiện điện tử “tích cực” như các loại dụng cụ bán dẫn (điôt, transitor, IC các loại…); các loại dụng cụ quang điện tử …vì để sản xuất các loại sản phẩm này yêu cầu vốn đầu tư rất lớn, trình độ công nghệ cao nhưng tuổi đời sản phẩm lại rất ngắn, phải sản xuất với số lượng nhiều, chất lượng tốt và phải xuất khẩu được thì mới tồn tại được. Cách đây hơn 20 năm Việt Nam đã có một bài học kinh nghiệm khi xây dựng nhà máy sản xuất dụng cụ bán dẫn (Z181). Nhà máy này chỉ triển khai sản xuất cầm chừng được một thời gian ngắn rồi phải ngừng vì có nhiều khiếm khuyết về công nghệ cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm.

– Các loại vật liệu điện tử cao cấp như các tấm tinh thể silic (wafer), nhựa cao cấp, tấm màn hình LCD…vì để sản xuất các loại sản phẩm này cũng yêu cầu vốn đầu tư rất lớn, công nghệ cao, môi trường sạch hoặc siêu sạch và cũng phải sản xuất với số lượng lớn và chất lượng tuyệt hảo mới tồn tại được.

– Nâng cao năng lực các ngành gia công thiết yếu như đột dập chi tiết kim loại, đúc, mạ, chế tạo khuôn mẫu trong khuôn khổ chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ quốc gia.

– Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành cơ khí, nhựa, đúc thành các doanh nghiệp sản xuất cho công nghiệp hỗ trợ với mức độ chuyên môn hoá cao.

Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?