Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Tình hình nghiên cứu dịch vụ thanh toán thẻ

Mục lục

Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong những năm tới, cần xác định rõ một số định hướng sau:

(1) – Định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

– Nhóm sản phẩm định hướng phát triển bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi, thông tin – viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hóa, sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm hỗ trợ.

– Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

– Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp hỗ trợ như chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.

(2) – Định hướng thị trường

Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng được thị trường trong nước, tiếp cận thị trường khu vực và thế giới theo định hướng xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

(3) – Định hướng nguồn nhân lực

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp điện tử. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo hướng:

– Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

– Các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới.

– Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

– Các nhà quản lý cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất.

(4) – Định hướng nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ

– Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng, chuyên dùng, phụ tùng linh kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

– Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

– Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp phát triển các ý tưởng mới và thí nghiệm đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh.

– Tập trung đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các công ty nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn, không qua trung gian với mục tiêu lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu.

(5) – Định hướng phát triển theo vùng

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp điện tử ở các khu công nghiệp và khu chế xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm để dễ thực hiện các ưu đãi đặc thù cho ngành, cho doanh nghiệp và cho loại hình công nghệ.

Định hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?