Xây dựng các chính sách đột phá để phát triển ngành công nghiệp điện tử phù hợp với điều kiện mới

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ

Mục lục

Xây dựng các chính sách đột phá để phát triển ngành công nghiệp điện tử phù hợp với điều kiện mới

(1) – Chính sách quản lý ngành công nghiệp điện tử

– Chính phủ cần xác định công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân để có kế hoạch dài hạn phát triển ngành hàng, có sự quan tâm đầu tư thích đáng.

– Cần nhanh chóng đưa ra đối sách cho vấn đề phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam, đó là phải khẩn trương thống nhất quan điểm về các sản phẩm điện tử cần phát triển và đưa ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển có tính nhảy vọt nếu không sẽ không có cơ hội thu hẹp khoảng cánh với các nước. Cụ thể là cần ưu tiên sử dụng phần lớn trong 17 tỷ yên ODA cam kết lần thứ 3 của Nhật bản để tạo ra cơ chế bảo đảm ngân sách nhất định cho phát triển CNHT ngành điện tử.

– Cần xây dựng và ban hành Nghị định về phát triển công nghiệp điện tử, trong đó đưa ra các biện pháp tổng hợp như phát triển kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính, bảo đảm vị trí, khai thác thị trường…

– Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện pháp luật để thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài và lựa chọn các sản phẩm, các công đoạn sản xuất trọng điểm tập trung đầu tư, chỉ đạo phương hướng phát triển phù hợp với hệ thống sản xuất khu vực và thế giới.

– Minh bạch hoá cơ chế chính sách và thực hiện nghiêm túc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.

(2) – Chính sách đầu tư

– Nhà nước chỉ thực hiện vai trò là nhà đầu tư đối với một số lĩnh vực quan trọng như: bưu chính – viễn thông, mạng trục thông tin quốc gia, còn các lĩnh vực khác khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh đặt biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Khu vực dân doanh chủ động phát triển sản xuất các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ điện tử tin học, sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, linh kiện, phụ kiện, phụ tùng lắp ráp các thiết bị công nghệ thông tin.

– Việc phát triển ngành công nghiệp điện tử sẽ tập trung ở một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước như Hà Nội, Hải phòng, tp. Hồ chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương; Đà Nẵng, Huế…

– Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình hạ tầng phát triển ngành như các trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, khu công nghệ cao, công viên phần mềm…

– Ưu tiên đầu tư vốn ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thương mại công nghiệp điện tử. Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.

(3) – Chính sách sản phẩm trọng điểm

– Tập trung phát triển sản xuất một số linh kiện, phụ tùng lắp ráp các thiết bị công nghệ thông tin và tăng nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm trong đời sống xã hội, sản xuất một số sản phẩm điện tử – tin học chất lượng cao (không nhất thiết là sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng) để tham gia vào thị trường quốc tế.

– Trong từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm trọng điểm đồng bộ với các cơ chế khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, quy định về tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới.

– Doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia phát triển sản phẩm trọng điểm được hưởng các hỗ trợ ưu đãi đầu tư thông qua việc xem xét ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho công đoạn nghiên cứu – phát triển, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại, các hỗ trợ đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp tập trung.

(4) – Chính sách công nghệ

– Ngành cần ứng dụng công nghệ cao thông qua đầu tư nước ngoài giai đoạn đầu, đặc biệt là đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia vào thị trường thế giới, đón nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.

– Xây dựng chính sách thích hợp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ cao.

– Đầu tư có trọng điểm cho các công nghệ chiến lược, sản phẩm trọng điểm trên cơ sở tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ; cung cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới.

– Xây dựng cơ chế thích hợp để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học.

– Nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các chuẩn quốc gia tương thích với các chuẩn quốc tế trong lĩnh vực điện tử, tạo điều kiện cho việc tiếp thu, phát triển và tương thích hoá các công nghệ và hệ thống thiết bị điện tử trong điều kiện Việt Nam.

– Xây dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lượng sản phẩm điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đăng ký sở hữu công nghiệp và đăng ký nhãn hàng.

Xây dựng các chính sách đột phá để phát triển ngành công nghiệp điện tử phù hợp với điều kiện mới

 

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?