Mục lục
Phân tích SWOT về năng lực cạnh tranh ngành hàng không
Với việc phân tích các yếu tố về năng lực cạnh tranh trên, tác giả đã tổng hợp năng lực cạnh tranh bằng phân tích SWOT của ngành Hàng không Việt Nam như sau:
– Mặc dù nguồn vốn và yếu tố về nhân lực không đủ để xây dựng nên một thương hiệu mạnh nhưng VNA đã cân đối được việc sử dụng hợp lý nguồn vốn này và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện thực tế của hãng
5.1. Điểm mạnh (Strengh)
– Có sự hỗ trợ từ chính phủ và các bộ, ban ngành trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của ngành.
– Tổ chức hoạt động kinh doanh đồng bộ trên các lĩnh vực hoạt động, đáp ứng được các chỉ tiêu về kinh tế xã hội cũng như hội nhập quốc tế.
– Hàng không Việt Nam có những buớc tăng trưởng nhanh và triển vọng phát triển. Đội máy bay thuộc công nghệ tiên tiến, có tuổi trung bình trẻ trong khu vực. Mạng đường bay không ngừng được mở rộng, với qui mô toàn cầu. Chất lượng dịch vụ được nâng cao, đạt được trình độ chung của thế giới. Hình ảnh và uy tín của Hàng không Việt Nam ngày càng được khẳng định và được nâng cao trên thị trường quốc tế.
5.2. Điểm yếu (Weakness)
Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, năng lực chưa cao; sức cạnh tranh với các HHK quốc tế mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua nhưng vẫn còn rất hạn chế. Khả năng tài chính của từng doanh nghiệp và của toàn ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chi phí cho một đơn vị sản phẩm còn ở mức cao do một số tiền lớn phải sử dụng để khấu hao các cơ sở hạ tầng mới đầu tư hoặc trả tiền thuê cho phía nước ngoài. Cơ cấu chi phí của hầu hết các doanh nghiệp trong Ngành chưa hợp lý.
Thị trường Hàng không Việt Nam thiếu sự cạnh tranh; các doanh nghiệp quen với sự độc quyền và sự bảo hộ của Nhà nước. Sự kết hợp giữa VTHK với du lịch và với các loại hình giao thông khác còn lỏng lẻo, chưa có định hướng rõ ràng và thiếu sự chỉ đạo cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước. Bản thân các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa các phương thức vận tải khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chưa đưa ra được nhiều phương thức hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệp VTHK và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Đây không chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của các ngành và các cấp quản lý nhà nước.
Thiếu vốn tích luỹ để tái đầu tư. Các dự án lớn đều phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài. Vốn từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đầu tư của toàn Ngành. Trong khi vốn đầu tư thiếu trầm trọng thì tốc độ giải ngân và hiệu quả sử dụng đồng vốn ở một số dự án lại chưa cao. Nhiều doanh nghiệp chưa có chính sách đầu tư mang tính dài hạn. Các hình thức thu hút các nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân và từ nước ngoài chưa được chú trọng khai thác.
Mô hình tổ chức còn một số bất cập: thiếu định hướng chiến lược, biên chế cồng kềnh, không hiệu quả. Mặt khác, nhìn tổng thể toàn Ngành vẫn chưa có sự phân bổ hợp lý những cán bộ có năng lực (tại các cơ quan trung tâm thì thừa trong khi tại các đơn vị địa phương lại thiếu). Vấn đề này dẫn đến khó khăn không chỉ ở việc gánh nặng chi phí quá lớn mà còn là việc số lực lượng lao động không được khai thác hết mức sẽ làm nảy sinh các khó khăn khác như tinh thần làm việc kém, khó động viên được mọi người làm việc tốt. Lực lượng lao động đông một cách không cần thiết cũng làm cho việc hạ giá thành sản phẩm trở nên khó khăn, dẫn đến tính cạnh tranh không cao của các sản phẩm đưa ra thị trường.
Nguồn vốn không đủ để mở rộng đội máy bay sở hữu. HKVN hiện đang khai thác 60% máy bay sở hữu và 40% là thuê của nước ngoài theo mùa và theo hợp đồng. Nhìn tổng thể thì HKVN vẫn chưa chủ động được việc bố trí lịch bay theo mùa và hạn chế khả năng cung ứng tải do bị động trong việc thuê máy bay.
Trình độ khoa học công nghệ còn yếu kém so với các hãng trong khu vực và trên thế giới. Kinh phí trung bình chi cho CNTT của các HHK là khoảng 2% DT, còn của Hàng không Việt Nam khoảng 0,8%. Vì vậy thương hiệu Hàng không Việt Nam có thể ít người nước ngoài biết đến bởi thiếu yếu tố quảng bá và quảng cáo.
Năng lực quản lý còn mang nặng kiểu quản lý cũ – quản lý dưới thời bao cấp của DNNN.
Chưa có biện pháp thu hút nhân tài, chất xám để hình thành một lực lượng LĐ, quản lý nòng cốt cho Hàng không Việt Nam. Đa số những người quản lý hiện tại trình trình độ chuyên môn yếu và không khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức tối thiểu .
Mức lương thưởng chưa tương xứng với một ngành nghề đặc thù. Bộ máy quản lý và LĐ quá cồng kềnh. Mặc dù trong 2 năm trở lại đây Hàng không Việt Nam đã tinh giảm bộ máy về cán bộ quản lý và lực lượng LĐ nhưng so với các ngành nghề khác trong nền kinh tế VN thì lực lượng LĐ trong ngành này vẫn đứng thứ hạng cao.
Nhiều đối thủ cạnh tranh có đường bay trong nước và quốc tế. Do ngày càng có nhiều HHK ra đời đã làm cho yếu tố cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nhiều HHK đã khuyến mãi bằng nhiều cách như: Giảm giá vé, nâng cao dịch vụ khách hàng và nhiều hình thức khuyến mãi khác…Một số hãng đã không cạnh tranh nỗi phải nộp đơn xin phá sản thì VNA vẫn bảo toàn và phát triển vốn, HĐKD có lãi với lợi nhuận trước thuế trung bình các năm đều đạt hơn 250 tỷ đồng; Nộp ngân sách đều đạt kế hoạch. Đây là mặt tích cực của VNA do áp dụng đồng loạt, quyết liệt các nhóm giải pháp lớn trên các lĩnh vực trọng yếu mà nhóm các giải pháp tiết kiệm được đưa lên hàng đầu.
Trong những năm gần đây, tình kinh tế tài chính thế giới và VN có nhiều biến động không thuận lợi cho HĐKD của Hàng không Việt Nam. Yếu tố đầu vào tăng cao, đặc biệt có giai đoạn giá nhiên liệu bay tăng kỷ lục trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng giá dầu đã để lại những hậu quả không nhỏ cho các HHK trên thế giới. Hàng loạt HHK phải thu hẹp qui mô sản xuất, cắt giảm đường bay, tần suất.
Ngoài ra, Chính phủ đã cấp phép thành lập TCT các CHK. Các CHK này ngoài chức năng quản lý Nhà nước về CHK, có thêm chức năng vận tải HK sẽ là một đối trọng và đối thủ quan trọng của các HHK trong KD vận tải HK do không phải trả các khoản chi phí về mặt bằng dịch vụ, phí hạ cất cánh.
5.3. Cơ hội (Opportunity)
Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng buộc HKVN phải có những quan tâm to lớn hơn đến những vấn đề lợi ích của hành khách, an ninh, an toàn HK… Càng hội nhập, Hàng không Việt Nam sẽ càng đứng trước thực tế là hành khách đi máy bay sẽ đòi hỏi những dịch vụ tiện nghi hơn và những quyền lợi cao hơn, chẳng hạn trách nhiệm bồi thường tổn thất về bảo hiểm khi xảy ra tai nạn hay bồi thường khi chuyến bay bị chậm chuyến, hủy chuyến. Mặt khác, những luật chơi chung trong lĩnh vực an ninh, an toàn hay bảo vệ người tiêu dùng của cộng đồng HKQT cũng sẽ buộc Hàng không Việt Nam phải có những đầu tư mới về trang thiết bị, nguồn nhân lực hay thay đổi về thủ tục, quy trình để tăng năng lực HĐKD.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường tiềm lực cho ngành Hàng không, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế’ – xã hội.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cùng với những phương thức chuyển giao công nghệ, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lước phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế’ tri thức.
Quá trình đổi mới đất nước đã tạo ra những tiền đề mới cho sự phát triển của ngành hàng không của nước ta trong thời gian tới. Nền kinh tế’ nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, môi trường chính trị – xã hội hòa bình thuận lợi. Đây được coi là một lợi thế’ không nhỏ trong xu thế’ cạnh tranh khu vực và toàn cầu.
5.4. Nguy cơ (Threat)
Quá trình hội nhập quốc tế cũng đặt Hàng không Việt Nam trước những thách thức không nhỏ. Thách thức lớn nhất đó là sự cạnh tranh khốc liệt đi kèm với sự tự do hóa và toàn cầu hóa. Môi trường cạnh tranh về lâu dài sẽ thúc đẩy sự phát triển của các DN trong nước, trong đó có Hàng không Việt Nam và đồng thời cũng là sự phá sản của các công ty nhỏ tính cạnh tranh không cao.
Mặc dù đạt những kết quả đạt khả quan, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu những tác động của những yếu tố đe dọa tới mục tiêu tăng trưởng. Lãi suất ngân hàng tăng cao làm tăng chi phí, giảm HQKD và sức cạnh tranh của sản phẩm. Hạ tầng cơ sở du lịch quá tải, giá các yếu tố đầu vào tăng mạnh, giá dịch vụ tại các CHK trong nước tăng cao. Thị trường thuê máy bay và phi công khan hiếm…
Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả chất lượng, số lượng và chiều hướng phát triển của hàng không quốc tế, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tùy thuộc vào trình độ, năng lực và khả năng hấp thụ của ngành hàng không Việt Nam. Thách thức lớn nhất hiện nay là xu hướng xuất hiện những hãng, tuyến hàng không giá rẻ, bện cạnh đó là “thị trường nguồn” song phương giữa các quốc gia, trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế’ và khoa học và công nghệ còn khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực thì đây thực sự là một trở ngại trong thời gian tới.
Trong quá trình hội nhập kinh tế’ về hàng không, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ,… phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Trước những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá, những biện pháp mạnh mẽ để phát triển ngành hàng không, thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và những ảnh hưởng khó lường khác là khó tránh khỏi.
Phân tích SWOT về năng lực cạnh tranh ngành hàng không
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT