Đặc điểm của thị trường không cạnh tranh

hành vi tiêu dùng

Đặc điểm của thị trường không cạnh tranh

Thị trường không cạnh tranh là thị trường mà trong đó chỉ có một người bán duy nhất nhưng có rất nhiều người mua.

Trong trường hợp này, chỉ có duy nhất một người bán không có sản phẩm thay thế gần gũi gì cả, dù từ xa một và hoàn toàn không mức độ cạnh tranh. Thị trường không cạnh tranh bao gồm các chủ thể và DN an sinh xã hội, công ích và an ninh quốc phòng

Thị trường không cạnh tranh thì khác với các loại thị trường khác. Nó đối nghịch với thị trường cạnh tranh hoàn toàn, nghĩa là thị trường cạnh tranh hoàn toàn thi có một số lượng lớn người bán trong khi đó Thị trường không cạnh tranh chỉ có một người án duy nhất trên thị trường [15].

Thị trường không cạnh tranh bao gồm các đặc điểm sau:

– Trong ngành chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua.

– Vắng mặt người thay thế sản xuất hàng hóa cùng loại.

– Doanh nghiệp có quyền định giá.

– Doanh nghiệp rất khó khăn khi muốn gia nhập hay rút lui khỏi ngành.

Doanh nghiệp khó khăn khi gia nhập hay rút lui khỏi ngành do gặp các rào cản sau [42]:

– Nguồn tài nguyên thiên nhiên : như đất đai, khoáng sản…. Nguồn cung ứng của các tài nguyên này luôn bị giới hạn. Do đó sẽ xuất hiện tình trạng độc quayền nếu các nguồn tài nguyên này nằm trong tầm tay các nhà độc quyền.

– Nguồn vốn: Những doanh nghiệp có vốn ít không thể gia nhập hay tồn tại trong ngành. Vì thế phần lớn doanh nghiệp này thường trở nên độc quyền hoàn toàn.

– Kĩ thuật chuyên dụng: Đòi hỏi một số ngành cần phải sử dụng kỹ thuật chuyên dụng đặt trưng như đóng tàu, ngành hàng không. Cho nên những doanh nghiệp này thường độc quyền hoàn toàn.

– Qui định của pháp luật: Qui định về độc quyền nhãn hiệu, qui định về tiêu chuẩn hàng hóa .

– Tiện ích công đồng: Như công ty cầu đường, công ty cấp nước…. là một dạng của độc quyền hoàn toàn đa số thuộc quyền sở hữu công ty nhà nước quản lý nhằm uy trì và nâng cap chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ [10].

Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có rất nhiều người bán và người mua. Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoàn toàn giống nhau (đồng nhất hay chuẩn hóa). Vì thế mỗi người bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng cung của ngành và không có doanh nghiệp nào có khả năng ảnh hưởng đến giá sản phẩm trên thị trường. Vì bán sản phẩm giống nhau hoàn toàn nên việc bán với giá khác các doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến cầu vô cùng co giãn. Do đó, đường cầu của doanh nghiệp là một đường nằm ngang song song với trục hoành (cầu co giãn vô cùng).Giá bán sản phẩm trên thị trường này sẽ do cung cầu thị trường quyết định và doanh nghiệp sẽ có thể bán hết sản phẩm của mình tại mức giá thị trường đó.

 

 

Hình 2.1. Đường câu doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh

 

Khác với thị trường cạnh tranh hoàn toàn có nhiều người bán, thị trường không cạnh tranh chỉ có duy nhất một người bán. Họ sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc cung cấp một loại dịch vụ riêng biệt, không có sản phẩm khác thay thế tốt cho sản phẩm này. Sự khác nhau cơ bản giữa cạnh tranh hoàn toàn và thị trường không cạnh tranh nằm ở phía đường cầu. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là người chấp nhận giá và có thể bán hết sản lượng của mình ở mức giá chấp nhận đó. Mức giá này được xác định bởi cung cầu của thị trường và đường cầu doanh nghiệp nằm ngang. Vì thế, đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường doanh thu biên và doanh thu trung bình. Đối với doanh nghiệp trong thị trường không cạnh tranh, do là người bán duy nhất trên thị trường nên đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường cầu thị trường, là đường cầu dốc xuống về phía phải.

Hình 2.2. Đường câu doanh nghiệp trong thị trường không cạnh tranh

 

  • Đường cầu dốc xuống dưới hàm ý ba đặc điểm sau:

Giá cao hơn doanh thu biên: Với đường cầu dốc xuống, nhà độc quyền chỉ có thể tăng sản lượng bán bằng cách giảm giá. Vì phải hạ giá mới bán thêm được sản phẩm nên doanh thu biên nhỏ hơn giá (hay doanh thu trung bình) với mọi mức sản lượng trừ đơn vị sản phẩm đầu tiên. Bởi vì giá thấp hơn không chỉ áp dụng cho đơn vị sản phẩm bán thêm mà áp dụng cho tất cả các đơn vị sản phẩm mà lẻ ra có thể bán ở mức giá cao hơn.

MR = P (1 – 1/ |ED|)

Trong đó:

MR : Doanh thu biên

P : Giá bán

ED : Độ co giãn của cầu theo giá

Qua công thức trên ta thấy doanh thu biên bằng giá cộng thêm một đại lượng mang dấu âm, do đó doanh thu biên phải nhỏ hơn giá. Đường doanh thu biên phải nằm dưới đường cầu, trừ điểm đầu tiên. Như vậy, đường cầu chính là đường doanh thu trung bình nằm phía trên đường doanh thu biên, đây là điểm khác biệt với doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh [25].

Người đặt giá: Với đường cầu dốc xuống, mỗi mức sản lượng gắn liền với một mức giá duy nhất, thông thường doanh nghiệp trong thị trường không cạnh tranh luôn muốn bán với giá cao và sản lượng lớn. Tuy nhiên, vì đường cầu dốc xuống, tất yếu nhà độc quyền xác định mức giá càng cao thì chỉ bán được sản lượng thấp và muốn bán nhiều sản phẩm thì giá phải thấp. Nhà độc quyền không thể tăng giá mà sản lượng bán lại không bị giảm. Do đó, hình dạng đường cầu dốc xuống làm hạn chế sức mạnh của nhà độc quyền.

Cầu co giãn theo giá:

Với công thức (1) ta thấy:

+ Nếu |E­D| = ∞ è MR = P

+ Nếu |E­D| > 1 è MR > 0 è TR tăng

+ Nếu |E­D| < 1 è MR < 0 è TR giảm

+ Nếu |E­D| = 1 è MR = 0 è TRmax

Doanh nghiệp độc quyền chọn mức giá hoặc sản lượng có cầu co giãn nhiều (ED> 1), vì nếu cầu không co giãn thì doanh thu biên (MR) sẽ âm. Khi doanh thu biên là số âm thì tổng doanh thu (TR) đang giảm dần. Việc tăng sản lượng sẽ làm tổng chi phí tăng nhưng tổng doanh thu (TR) giảm thì lợi nhuận của giảm. Do đó, doanh nghiệp trong thị trường không cạnh tranh luôn hoạt động trong vùng có cầu co giãn nhiều.

Do là doanh nghiệp duy nhất cung cấp toàn bộ sản phẩm cho thị trường, với sức mạnh độc quyền quá lớn nên cạnh tranh về giá và phi giá là điều không cần thiết đối với doanh nghiệp trong thị trường không cạnh tranh. Và những doanh nghiệp nào muốn gia nhập thị trường này cũng rất khó khăn và gần như không thể do bị những rào cản lớn như:

– Thị trường không cạnh tranh do Chính phủ tạo ra: Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp trong thị trường không cạnh tranh hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó đặc quyền trong việc ma bán một hàng hóa hoặc cung cấp một dịch vụ nhất định. Ví dụ, với qui định từ ngân hàng Nhà nước thì chỉ có công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) mới có chức năng gia công vàng miếng cho ngân hàng Nhà nước. Hoặc Chính phủ Mỹ trao độc quyền cho công ty Network Solutions Inc, một tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu của tất cả các địa chỉ internet: .com, .net, .org vì cần được hệ thống và thu thập đầy đủ các dữ liệu này.

– Thị trường không cạnh tranh về bằng phát minh sáng chế hoặc sở hữu nguồn lực then chốt: Thị trường không cạnh tranh xuất hiện khi doanh nghiệp nào đó sở hữu một nguồn lực then chốt. Ví dụ: người viết cuốn sách được nhận quyền tác giả và cho phép người viết độc quyền bán cuốn sách của mình; các dòng phần mềm hệ điều hành Microsoft Windows là sản phẩm độc quyền của hãng Microsoft, vì thế công ty kiểm soát việc phân phối sản phẩm… Tuy nhiên, cần chú ý các nền kinh tế trong thực tế thường rất lớn và ngày nay hàng hóa thường được trao đổi trên phạm vi quốc tế, nên qui mô tự nhiên của thị trường của các nguồn lực thường vô cùng rộng và nguồn lực thường được nhiều người sở hữu.

– Thị trường không cạnh tranh tự nhiên: Do có lợi thế về qui mô nên doanh nghiệp này có chi phí trung bình thấp và từ đó tự nhiên hình thành rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khác muốn tham gia vào thị trường. Ví dụ tiêu biểu cho loại độc quyền này là dịch vụ vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng xe lửa. Để thực hiện dịch vụ này, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống đường ray cho cả quốc gia. Nếu có nhiều doanh nghiệp tham gia thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng đường ray riêng và chi phí cố định trung bình rất lớn. Do đó, chi chí trung bình cho mỗi người khách hoặc một đơn vị hàng hóa vận chuyển sẽ cao hơn nhiều so với một doanh nghiệp thực hiện [42].

Đặc điểm của thị trường không cạnh tranh

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?