Mục lục
Nội dung phát triển sản phẩm du lịch
1. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch
– Định hướng phát triển sản phẩm du lịch:
+ Xác định vị trí, vai trò du lịch của địa phương.
+ Định hướng khai thác tài nguyên du lịch theo không gian và đầu tư phát triển.
+ Định hướng phát triển các loại hình du lịch, tuyến điểm du lịch và loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường mà không làm tổn hại đến tài
nguyên và môi trường trong tương lai.
– Phân tích nhu cầu sản phẩm du lịch của thị trường, dựa trên việc phân tích các khía cạnh sau:
+ Bối cảnh kinh tế – xã hội, chính trị và trình độ khoa học kỹ thuật thế giới.
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến sự phát triển của du lịch và sản phẩm du lịch.
+ Xác định xu hướng phát triển của thị trường.
– Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của điểm đến, đánh giá tiềm năng du lịch của điểm đến trên cơ sở.
+ Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
+ Thống kê, phân tích, đánh giá mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịchvà mức độ nhạy cảm của môi trường.
+ Phân tích đánh giá điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Đặc trưng của sản phẩm du lịch[/message]– Phân tích đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương.
+ Hiện trạng khách: số lượng, doanh thu, cơ cấu, đặc điểm nhu cầu…
+ Hiện trạng khai thác tài nguyên và những tác động đến môi trường.
+ Hiện trạng tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch.
+ Những khó khăn về quản lý, kinh doanh, nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng sản phẩm.
– Xác định danh mục, loại hình sản phẩm du lịch.
2. Phát triển quy mô sản phẩm du lịch
– Doanh thu du lịch: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh phục vụ các nhu cầu khách du lịch trong một thời gian nhất định (bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch của nước ngoài). Phát triển sản phẩm du lịch bảo đảm sự gia tăng nhanh về thu nhập; lấy doanh thu du lịch là chỉ tiêu đánh giá khái quát hiệu quả kinh tế. Sự tăng trưởng của doanh thu đem lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh, giữ vững an ninh quốc phòng.
– Phát triển các cơ sở kinh doanh: Sự phát triển cơ sở kinh doanh du lịch thể hiện ở tốc độ tăng trưởng số lượng, quy mô cơ sở kinh doanh du lịch, phân theo các nhóm ngành dịch vụ. Để phân tích sự phát triển du lịch, sản phẩm du lịch của mỗi địa phương, cần phân tích biến động số lượng cơ sở
kinh doanh du lịch (doanh nghiệp), sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp phân theo các nhóm ngành dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, nhà hàng…
– Khách du lịch: Xác định khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, đây là tiền đề cơ bản kích thích sự tăng trưởng cùng phát triển sản phẩm du lịch.
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
– Nâng cao chất lượng lao động: Lao động là một nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch. Sự phát triển nguồn nhân lực du lịch thể hiện ở số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng ứng xử của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
– Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch: Là toàn bộ các phương tiện vật chất do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch
do đó đây là điều kiện ràng buộc để hình thành sản phẩm du lịch nhằm cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu du khách. Muốn phát triển gia tăng, bền vững thì ngành du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
– Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ du lịch: góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch ngày càng
mới lạ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
– Nâng cao năng lực và tạo lập sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch: Phát triển du lịch cần có sự liên kết hợp tác giữa
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cần có sự liên kết hợp tác của cộng đồng địa phương, các đối tượng liên quan.
– Nâng cao chất lượng môi trường cho phát triển sản phẩm du lịch: Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là rất cần thiết đối với việc phát
triển du lịch và phát triển sản phẩm du lịch. Bởi vì, hoạt động du lịch luôn gắn với việc khai thác các tiềm năng của nguồn tài nguyên tự nhiên (là nguồn tài nguyên không thể tái tạo), cũng như tài nguyên nhân văn do đó nó chịu tác động và gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Đây những thành phần quan trọng tạo nên lực hấp dẫn đối với khách du lịch.
Nội dung phát triển sản phẩm du lịch
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT