Nội dung của công nghiệp hóa

Khu công nghiệp thân thiện môi trường

Mục lục

Nội dung của công nghiệp hóa

1. Phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ

Quá trình công nghiệp hóa trước hết là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, tức là cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân, đó là bước chuyển đổi rất căn bản từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Đồng thời, công nghiệp hóa còn sử dụng kỹ thuật, công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại nhằm đạt năng suất lao động xã hội cao. Tất cả điều đó chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở một nền khoa học công nghệ phát triển đến một trình độ nhất định.

Khi nền khoa học của thế giới đang có sự phát triển như vũ bão, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, công nghệ đang trở thành nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh thì khoa học-công nghệ phải là động lực của công nghiệp hóa. Bởi vậy, phát triển khoa học công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa.

Phát triển khoa học công nghệ trong điều kiện Việt Nam hiện nay có những đặc điểm cần chú ý:

– Thứ nhất, cần xác định những phương hướng đúng đắn cho sự phát triển khoa học công nghệ, bởi vì khoa học công nghệ là lĩnh vực hết sức rộng lớn, trong khi đó đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của nước ta còn nhỏ bé, chất lượng còn thấp, khả năng giới hạn về vốn, phương tiện nghiên cứu nên chúng ta không thể cùng lúc đầu tư để phát triển tất cả các lĩnh vực khoa học công nghệ mà cần lựa chọn những lĩnh vực nhất định để đầu tư, phương hướng chung khi chọn lựa phát triển khoa học công nghệ ở nước ta là: phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

– Thứ hai, phải tạo dựng được những điều kiện cần thiết cho sự phát triển khoa học công nghệ. Việc xác định những phương hướng đúng cho sự phát triển khoa học công nghệ là cần thiết nhưng chưa đủ, khoa học công nghệ chỉ phát triển khi được đảm bảo những điều kiện kinh tế xã hội cần thiết như: đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có số lượng đủ lớn, chất lượng cao, đầu tư ở mức cần thiết, các chính sách kinh tế xã hội phù hợp.

2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

Quá trình công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng nhất, quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác. Cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện để nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển. Vì vậy, công nghiệp hóa đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý.

Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu khách quan của mỗi nước trong thời kỳ công nghiệp hóa. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, ở nước ta một cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý khi nó đáp ứng các yêu cầu:

– Nông nghiệp giảm dần về tỷ trọng; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ phải tăng dần về tỷ trọng.

– Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng tiến bộ, phù hợp với xu hướng chung của tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.

– Khai thác tối đa tiềm năng của đất nước, các thành phần kinh tế, các ngành, vùng.

– Thực hiện hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời gian trước mắt được thực hiện theo định hướng chung: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước, tạo thêm sức mua của thị trường trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu.

3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế là cần thiết đối với các nước. Do đó, công nghiệp hóa không thể thành công nếu không mở cửa nền kinh tế. Sau thời gian khá dài đóng cửa, hiện nay mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế nước ta, là một nội dung của công nghiệp hóa trong những năm trước mắt. Tuy nhiên, mở cửa hội nhập như thế nào cũng cần được
cân nhắc kỹ càng nhằm tranh thủ những tác động tích cực, hạn chế những tiêu cực của quá trình hội nhập. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm.

Nội dung của công nghiệp hóa

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Nội dung của công nghiệp hóa

  1. Pingback: Chính sách thuế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược công nghiệp hóa | Blog Chiro – Lê Nguyễn Nhân Lân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?