Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam

Trường đại học

Mục lục

Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam

Để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết. Xuất phát từ thực trạng nước ta, để thực hiện công nghiệp hoá đòi hỏi phải không ngừng tạo dựng những tiền đề:

1. Thu hút vốn đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả

Công nghiệp hoá đòi hỏi nguồn vốn rất to lớn. Do đó, mở rộng thu hút vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là điều kiện tiền đề quan trọng để công nghiệp hoá thành công. Vốn để công nghiệp hoá có 2 nguồn chính: vốn trong nước và vốn ngoài nước. Vốn trong nước được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên hiệu quả sản xuất, đó là lao động thặng dư của các thành phần kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ là tăng năng suất lao động trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hợp lý hoá sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn trong nước còn dựa vào các chính sách kinh tế như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách thuế, lãi suất… Nên xây dựng chính sách kinh tế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển là yêu cầu khách quan.

Tuy nhiên, tích luỹ vốn trong nội bộ nền kinh tế còn ít, đặc biệt là trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, để thoát khỏi cái vòng lẫn quẩn: vì nghèo nên tích luỹ thấp, tích luỹ thấp thì tăng trưởng chậm và khó thoát khỏi đói nghèo. Vì vậy, bên cạnh thu hút vốn đầu tư trong nước, cần phải tận dụng mọi khả năng để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng,
không những giúp nước ta khắc phục khó khăn về vốn trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá mà còn góp phần nâng cao trình độ quản lý và công nghệ, tạo việc làm cho người lao đong…^. do đó, tranh thủ vốn bên ngoài là nhân tố đẩy nhanh thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá.

2. Đào tạo nhân lực

Công nghiệp hoá không chỉ đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật, tài nguyen… mà cần phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó, nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá phải là những con người được chuẩn bị tốt về văn hoá, thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế.

Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu, phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghiên cứu công nghệ, quản lý kinh tế, kinh doanh, kỹ thuat…. việc xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá phải phù hợp, đáp
ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình công nghiệp hoá.

3. Phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ được xác định là động lực của công nghiệp hoá. Khoa học công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp hoá nói riêng của các quốc gia. Là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực khoa học công nghệ của nước ta còn yếu. Muốn tiến hành công nghiệp hoá thành công thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học công nghệ thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá. Phấn đấu đến năm 2010 năng lực khoa học công nghệ của nước ta phải đạt trình độ của các nước tiên
tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng. Nên trong thời gian trước mắt việc phát triển khoa học công nghệ ở nước ta phải tập trung vào các hướng chủ yếu sau:

– Phát triển khoa học công nghệ, kết hợp đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập khẩu công nghệ, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP, phát triển công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.

– Phát triển khoa học công nghệ phù hợp với xu thế nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức trên thế giới. Cố gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.

– Mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm tiếp cận, kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế.

4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Trong xu thế toàn cầu hoá, quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước càng được tiến hành thuận lợi và càng thành công bấy nhiêu. Thực chất của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là việc thu hút nhiều nguồn vốn bên ngoài, là việc tiếp thu nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại, là việc mở rộng thị trường cho sự nghiệp công nghiệp hoá được thuận lợi.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng xu thế toàn cầu hoá đã và đang tạo ra mối liên hệ và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các nước. Do đó, việc mở rộng quan hệ kinh tế, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước chậm phát triển tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản ly… để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá.

5. Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá là phải tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc huy động các nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, phát triển quan hệ đối ngoại. Nhà nước có chức năng quản lý kinh tế xã hội, tổ chức thực hiện đường lối công nghiệp hoá của Đảng thông qua thực thi cơ chế, chính sách và
điều hành các hoạt động kinh tế xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá mà Đảng đã đề ra, có thể nói, thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá phụ thuộc trực tiếp vào vai trò quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước.

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình, cùng với kinh nghiệm công nghiệp hoá ở các nước trên thế giới đã khẳng định Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng vừa là “trọng tai”` vừa là một thực thể tham gia trực tiếp vào quá trình công nghiệp hoá. Để thực hiện vai trò của mình thì Nhà nước nhất thiết phải sử dụng hàng loạt công cụ chính sách để can thiệp vào các hoạt động kinh te-xấ hội, trong đó có thuế. Thuế không chỉ là công cụ huy động nguồn lực tài chính vào tay Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu mà còn là công cụ sắc bén và hữu hiệu để điều chỉnh từng bước đi của quá trình công nghiệp hoa.

Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam

  1. Pingback: Vai trò của thuế đối với quá trình công nghiệp hóa - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Khái quát quá trình phát triển của hệ thống thuế ở Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?