Mục tiêu công nghiệp hóa

Thị trường dầu thô

Mục tiêu công nghiệp hóa

Công nghiệp hóa được coi là sản phẩm trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII bắt đầu từ nước Anh, lúc bấy giờ có những phát minh về máy móc vận hành bằng hơi nước, chúng được ứng dụng vào sản xuất và mở ra kỷ nguyên mới về công nghiệp đưa nước Anh trở thành một trong những nước giàu trên thế giới. Sau đó, khi ngoại thương phát triển đã đưa kỹ thuật công
nghiệp phát triển lan rộng đến các châu lục khác và các nước khi tiến hành công nghiệp hóa đều trở nên giàu có.

Lịch sử đã cho thấy công nghiệp hóa là quá trình chuyển biến căn bản trình độ kỹ thuật của nền kinh tế từ trình độ thủ công chuyển thành trình độ cơ khí, biến nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa như vậy bao gồm cả việc phát triển một nền sản xuất công nghiệp quy mô lớn, xây dựng văn minh công nghiệp và phát triển thể chế của nền kinh
tế. Quá trình công nghiệp hóa có những đặc trưng: Thứ nhất, tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội ngày càng tăng; Thứ hai, tỷ trọng lao động tham gia ngành công nghiệp ngày càng tăng, cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người tăng. Một đặc trưng khác của quá trình công nghiệp hóa được gọi là “tăng trưởng kinh tế hiện đại” đó là những thay đổi liên tục về phương
thức sản xuất, cho ra những sản phẩm mới, tăng tỷ lệ dân cư sống ở thành thị, thay đổi tương đối về tỷ trọng giữa tích lũy và tiêu dùng.

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (Industrial Development Of United Nation, UNIDO) đã khái quát bản chất của công nghiệp hóa như sau: “Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển về kinh tế, mà trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và sự tiến bộ nhanh về mặt xã hội” [10, tr 291].

Còn hiện đại hóa là sản phẩm tất yếu của cuộc cách mạng khoa học–kỹ thuật giữa thế kỷ XX. Như vậy, hiện đại hóa chỉ mang tính chất thời đại có nghĩa là các kỹ thuật và công nghệ sản xuất đạt được trình độ tiên tiến. Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa và được thừa nhận là con đường tạo dựng nền văn minh mới với những tên gọi khác nhau, như “Văn minh hậu công nghiệp”, “Văn minh tin học”, “Văn minh trí tuệ”. Logic và lịch sử đều khẳng định từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại thì chỉ công nghiệp hóa là bước đi tất yếu mà mỗi dân tộc sớm muộn đều phải trải qua. Trong thời đại ngày nay công nghiệp hóa bao hàm cả hiện đại hóa nên xuất hiện cụm từ kép “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Với tư cách là nấc thang đánh dấu trình độ phát triển mới của nền văn minh nhân loại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thừa nhận là quá trình tất yếu mang tính quy luật đối với tất cả các nước từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến lên nền kinh tế công nghiệp hiện đại.

Đối với Việt Nam, khi nhận thức rõ tính quy luật và vai trò của công nghiệp hóa trong tiến trình vận động và phát triển của các nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối công nghiệp hóa và coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút ra những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hóa và từ thực tế công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần 7 khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII đã xác định “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao” [45, tr 282].

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay có đặc điểm chủ yếu:

– Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.

– Công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

– Công nghiệp hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

– Công nghiệp hóa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế.

Để thực hiện thành công mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, Đảng đã đặt ra mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hóa qua các kỳ Đại hội và tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đảng lần X “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển …. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020” [45, tr 292].

Trong thời đại ngày nay đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, công nghiệp hóa không chỉ là phương pháp tăng thu nhập, tăng khối lượng sản phẩm mà còn là phương thức để hiện đại hóa cơ cấu sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất của một nước có nền sản xuất nhỏ, công nghiệp hóa không chỉ là sự tăng thêm một cách đơn giản tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp
trong nền kinh tế, mà còn là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn liền với đổi mới công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, công nghiệp hóa phải đi đôi hiện đại hóa.

Mục tiêu công nghiệp hóa

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?