Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác

Thực trạng và những giải pháp nhằm quản lý môi trường nông thôn

Mục lục

Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác

Trong việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực sản xuất muốn đảm bảo hiệu quả kinh tế thì ngoài việc chọn giống cần phải giải quyết tốt mối liên hệ giữa hệ thống cây trồng với các điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán canh tác và phương hướng sản xuất ở vùng, khu vực đó. Vì vậy nghiên cứu hệ thống cây trồng một cách khoa học sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp cho các hộ nông dân, các nhà quản lý có cơ sở để định hướng sản xuất nông lâm nghiệp một cách đúng đắn và toàn diện. Khi nghiên cứu về hệ thống cây trồng cho một vùng sinh thái, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về: Khí hậu, nguồn nước, đất đai, cây trồng, đặc điểm kinh tế – xã hội, điều kiện thị trường [52], [35], [99].

1. Môi trường khí hậu với hệ thống cây trồng

Các loài cây trồng khi cùng chung sống với nhau trên một đơn vị diện tích nó sẽ chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau (quần xã sinh vật) [36].

Khí hậu là thành phần quan trọng đối với hệ sinh thái, trong đó nhân tố ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất đối với cây trồng cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, tạo năng suất cây trồng. Trung bình cây xanh có khả năng tích luỹ được khoảng 1% năng lượng của ánh sáng mặt trời.

Ở nước ta độ ẩm tương đối trong năm thường cao hơn 80%, lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 1500 – 2000 mm/năm. Nguồn nhiệt trong năm biến động từ 7000 – 100000C tuỳ theo vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và cây rừng. Trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chúng ta có thể sản xuất nhiều vụ trên năm với các công thức luân canh, trồng xen trồng gối, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên nhiều tầng không gian. Xét theo yêu cầu ánh sáng của cây người ta đã phân thực vật thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây chịu bóng. Cây ưa sáng là những loài cây có nhu cầu về ánh sáng cao, cần trồng ở tầng tán trên trong hệ thống cây trồng nông lâm nghiệp như Keo, Mỡ, Bồ đề…, các cây chịu bóng như Dong riềng, Thảo quả, Hương nhu, Chè…cần nhu cầu ánh sáng trực tiếp ít hơn có thể trồng ở dưới tán rừng [28], [36].

Như vậy căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của cây mà trong sản xuất NLKH người ta phối trí cây trồng theo không gian và thời gian hợp lý sao cho tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng mà không làm tổn hại giữa các loài cây trồng.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng[/message]

2. Môi trường nước và hệ thống cây trồng

Nước là thành phần quan trọng trong quá trình sống của cây, nước mưa là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho cây trồng, đặc biệt là những vùng không có hệ thống tưới tiêu. Nước mưa cũng có ảnh hưởng đến quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch, đồng thời mưa cũng gây ra lũ lụt, làm rửa trôi độ phì của đất. Nước ta có lượng mưa tương đối lớn 1600 – 2000mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm và ở các vùng sinh thái khác nhau. Vào mùa mưa lượng mưa thường tập trung lớn, từ 80 – 85%, do đó dễ gây lũ lụt ở một số vùng, những tháng mùa khô lượng mưa ít, làm cho đất khô hạn. Đồng thời ngay cả trong mùa mưa có nơi cũng bị hạn hán nặng [8]. Vì vậy khi xác định hệ thống cây trồng cần phải chú ý đến lượng mưa để tránh được các hạn chế như úng lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đặc biệt là ở những vùng đất dốc nước mưa đã gây xói mòn, rửa trôi rất mạnh.

3. Môi trường đất và hệ thống cây trồng

Khi nghiên cứu hệ thống cây trồng trên đất dốc, các nhà khoa học cho rằng, các yếu tố làm suy giảm tính bền vững của hệ canh tác trên đất dốc là sử dụng đất không hợp lý, các chất hữu cơ dễ phân huỷ, bị rửa trôi theo dòng nước, vì thế đất rất dễ bị thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn nghiêm trọng làm cho độ phì của đất giảm, cây trồng sinh trưởng kém, dẫn tới sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích ngày càng giảm [53], [60].

Để hạn chế xói mòn đất, các nhà khoa học đã đưa ra các giải pháp như xây dựng các ruộng bậc thang, mương rãnh, bờ ngăn, luân canh, xen canh, trồng băng cây phân xanh cố định theo đường đồng mức, xây dựng hệ thống NLKH có tác dụng chống xói mòn [49], [97].

4. Môi trường kinh tế – xã hội và hệ thống cây trồng

Sản xuất nông lâm nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp ở miền núi đặc thù là địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông liên thôn, liên xã…, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, điều kiện giao lưu hàng hoá và nắm bắt thị trường còn rất khó khăn, việc phát triển kinh tế hàng hoá chưa phát triển; sản xuất lương thực chưa đủ tự cung, tự cấp [49], [66], [69], [97]. Do vậy việc phát triển hệ thống canh tác theo hướng đa dạng hoá cây trồng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp để xây dựng các hệ thống sản xuất theo hướng NLKH là điều rất quan trọng, đây là tiền đề cho việc mở rộng và phát triển hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.

5. Điều kiện thị trường và hệ thống cây trồng

Muốn phát triển sản xuất, chúng ta cần có chính sách đầu tư phát triển phù hợp với từng loại cây trồng, khuyến khích, phát huy hết mọi tiềm năng cho sản xuất. Sản phẩm của hệ thống canh tác nông lâm nghiệp phải phù hợp với nhu cầu thực tế và phải trở thành loại hàng hoá có tính quy mô, phải có kế hoạch phát triển thị trường sao cho đầu ra của các loại sản phẩm được ổn định, nhằm mang lại hiệu ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội [43], [38].

Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 bình luận về “Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác

  1. Pingback: Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Các yếu tố như điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của nông lâm kết hợp trên quy mô toàn cầu | nhanluan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?