Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững

hệ thống quản lý rừng

Mục lục

Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững

1. Cây trồng:

Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông lâm nghiệp. Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý là lựa chọn các loại cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai. Trong hệ sinh thái nông nghiệp có các quần thể sống như cỏ dại, thực vật bậc thấp, các động vật nhỏ, côn trùng và vi sinh vật, các thành phần này có thể có lợi hoặc có hại cho sự sống của cây trồng nông nghiệp vì vậy trong kỹ thuật canh tác cần phải lợi dụng được mặt thuận lợi để bảo vệ cây trồng một cách có hiệu quả và kinh tế nhất [52], [84].

Trong thực tế các yếu tố quyết định hệ thống canh tác là sự thay đổi về kinh tế, kỹ thuật, giống cây trồng, gia súc, sự phối hợp giữa cây trồng với cây trồng và gia súc, biện pháp làm tăng cường độ lao động, sử dụng vốn đầu tư có lãi, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra và tính hàng hoá của sản phẩm [72].

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác[/message]

2. Hệ thống canh tác:

Hệ thống canh tác bao gồm các nguồn lực (đất, lao động, vốn) được sử dụng cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ để sản xuất các nông sản (lương thực, nguyên liệu thô, tiền mặt) trong nông trại với điều kiện nhất định [100].

Hệ thống canh tác (Farming System) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành trong nông trại, được quản lý bởi các hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu mong muốn và nguồn lực của nông hộ [127].

Hệ thống canh tác là một tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn nguyên liệu nhập từ môi trường [115].

Phạm chí Thành và Cs, 1994 [67] cho rằng hệ thống cây trồng gồm hệ thống không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai. Trong các hệ canh tác thì luân canh cây trồng là biện pháp hữu hiệu nhất, các chế độ canh tác như bón phân, tưới nước, làm đất bao giờ cũng phải căn cứ vào hệ thống cây trồng.

3. Quan điểm sử dụng đất bền vững trong hệ thống canh tác

Năm 1993, nhóm công tác Quốc tế đã kiến nghị một khung đánh giá hệ thống quản lý sử dụng đất bền vững và định nghĩa như sau:“Quản lý sử dụng đất bền vững” bao hàm các quy trình công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm hội nhập những nguyên lý kinh tế xã hội với các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể đồng thời: Duy trì nâng cao sản xuất và dịch vụ (sản xuất), giảm thiểu sự rủi ro cho sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng của các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hoá chất lượng đất (bảo vệ), có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực thi), có thể chấp nhận được về mặt xã hội [97], [112], [116], [117], [120].

Như vậy khái niệm bền vững được nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra, chủ yếu hướng vào ba yêu cầu sau:

– Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.

– Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn được thoái hoá, bảo vệ được môi trường tự nhiên.

– Bền vững về mặt xã hội nhân văn: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội.

Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Cây trồng và hệ thống canh tác trên quan điểm sử dụng đất bền vững

  1. Pingback: Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững ở nông thôn miền núi | nhanluan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?