Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Nhật Bản

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Mục lục

Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Nhật Bản

Hoạt động thanh toán và quản lý hoạt động thanh toán ở Nhật Bản có những đặc điểm sau đây:[48]

Thứ nhất là, giấy bạc ngân hàng và tiền xu là công cụ thanh toán bán lẻ chiếm ưu thế. Séc không phổ biến trong khu vực tư nhân, mặc dù chúng được sử dụng rộng rãi trong khu vực công ty. ðể đáp ứng nhu cầu lớn về tiền mặt, các ngân hàng đã cài đặt một số lớn các máy trả tiền mặt (CD) và máy giao dịch ngân hàng tự động (ATM). MICS (Dịch vụ tiền mặt đa tích hợp) nối mạng CD và ATM của các ngân hàng đơn lẻ thành một mạng CD/ATM thống nhất lớn nhất thế giới.

Thứ hai là, các dịch vụ ghi nợ/ ghi có trực tiếp được sử dụng rộng rãi. Dịch vụ “tài khoản thống nhất” – dịch vụ kết nối một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (“tiền gửi bình thường”2) với một tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tạo điều kiện cho dịch vụ ghi nợ trực tiếp. Nếu không đủ tiền trong tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, sự thiếu hụt đó sẽ tự động được bù đắp bởi sự thấu chi có kỳ hạn. Dịch vụ ghi nợ
trực tiếp được sử dụng rộng rãi để thanh toán các hóa đơn thẻ tín dụng và các phí tiện ích công cộng như điện, nước, vv. Dịch vụ ghi có trực tiếp được sử dụng rộng rãi để trả tiền lương, lãi cổ phần và lương hưu.

Thứ ba là, khu vực tham gia sâu vào các dịch vụ thanh toán. Với một mạng lưới quốc gia (24.000 văn phòng so với 15.000 chi nhánh ngân hàng), Bưu điện . ðây là những công cụ rất giống như séc, được các cơ quan của chính phủ sử dụng để thực hiện thanh toán. “Tiền gửi bình thường” là một loại tiền gửi theo yêu cầu dựa vào séc không được ký phát. Các loại tiền gửi khác là tiền gửi dựa vào séc được ký phát, các khoản tiền gửi để trả thuế, vv. cung cấp các dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, các dịch vụ mạng CD/ATM của nó ghi nợ và ghi có trực tiếp. Các dịch vụ này của Bưu điện cạnh tranh với các dịch vụ thanh toán do khu vực ngân hàng tư nhân cung cấp.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Vương quốc Anh[/message]

Các cơ sở pháp lý chung về thanh toán [48]

Ở Nhật Bản, ba loại luật sau đây hình thành nên khuôn khổ pháp lý cho thanh toán:

(i) Luật qui định các nội dung định chế của các tổ chức tín dụng và cho phép các tổ chức này đưa ra phương tiện thanh toán; loại này bao gồm Luật của NHTW Nhật năm 1942, Luật Ngân hàng năm 1981, Luật Ngân hàng tín dụng dài hạn năm 1952, vv.;

(ii) Luật nêu cụ thể cách thức các phương tiện thanh toán được sử dụng; loại này bao gồm Luật đơn vị tiền tệ và phát hành tiền xu năm 1988, Luật Hóa đơn năm 1932, Luật séc năm 1933, Luật thẻ trả trước năm 1989; vv. chuyển tiền giữa các các tài khoản bưu điện và bưu phiếu bị chi phối bởi luật Tiết kiệm Bưu điện năm 1947, Luật Giro Bưu điện năm 1948 và Luật Bưu phiếu năm 1948.

(iii) Luật qui định nghĩa vụ giữa các bên sử dụng phương tiện thanh toán; điểm chính của loại này là Mã Dân chúng và Mã Thương mại; các hợp đồng được thực hiện giữa các bên bao gồm các qui tắc của hệ thống thanh toán do tư nhân quản lý cũng nằm trong phạm trù này.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán [48]

a/ Hệ thống Ngân hàng

Các Ngân hàng ở Nhật được phân loại như sau:

(i) Các ngân hàng thương mại; loại hình ngân hàng này bao gồm các ngân hàng thành phố, các ngân hàng khu vực bao gồm các thành viên của Hiệp hội các Ngân hàng Khu vực Thứ hai (các ngân hàng khu vực II) các ngân hàng tín thác và các ngân hàng tín dụng dài hạn;

(ii) Các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng tín thác do nước ngoài sở hữu ở Nhật;

(iii) Các định chế tài chính tập trung vào cho vay các doanh nghiệp nhỏ; loại hình này bao gồm các ngân hàng Shinkin, Ngân hàng Shoko Chukin, các hợp tác xã tín dụng và các hiệp hội tín dụng;

(iv) Các định chế tài chính tập trung cho vay nông và ngư nghiệp; loại hình này bao gồm Ngân hàng Norinchukin, các hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã ngư nghiệp;

(v) Các định chế tài chính chính phủ đóng vai trò bổ sung trong ngành ngân hàng; loại hình này bao gồm các ngân hàng như Ngân hàng Phát triển Nhật bản, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Nhật, vv…
Một loạt các dịch vụ thanh toán được hệ thống ngân hàng đưa ra. Các ngân hàng đã cùng hợp tác thiết lập nên các mạng thanh toán liên ngân hàng như các trung tâm xử lý séc và bù trừ địa phương, hệ thống Viễn thông Số liệu Zengin (Hệ thống Zengin), hệ thống thanh toán bù trừ Hối đoái đồng Yên (FEYCS) và chúng thực hiện các khoản chuyển tiền cuối cùng trong tài khoản BOJ để quyết toán các giao dịch liên ngân hàng/ của bên thứ ba.

Để đáp ứng nhu cầu cao của dân chúng về tiền mặt, các ngân hàng đã thành lập một mạng CD/ATM phạm vi quốc gia. Đồng thời, các ngân hàng cung cấp các dịch vụ ghi nợ/ghi có dựa trên cơ sở
các thỏa thuận ba bên giữa những người thanh toán và người thụ hưởng. Thẻ ghi nợ cho EFTPOS cũng được các ngân hàng phát hành, thẻ này được sử dụng qua hệ thống EFTPOS của các ngân hàng.

b/ Bưu điện

Là một tổ chức tài chính lớn của chính phủ, Bưu điện đóng một vai trò quan trọng trong các dịch vụ thanh toán. Ngoài các dịch vụ tài chính như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm và lương hưu bưu điện, Bưu điện còn cung cấp các dịch vụ thanh toán sử dụng tài khoản tiền gửi có thể chuyển nhượng được như: (i) chuyển tiền; (ii) các dịch vụ mạng CD/ATM; và (iii) ghi có lương sắp xếp trước và ghi nợ các phí dịch vụ tiện ích như điện nước,…

Tất cả các dịch vụ này cạnh tranh với các dịch vụ do các tổ chức tài chính tư nhân cung cấp. Tổng số tiết kiệm bưu điện lên tới 167 nghìn tỷ Yên (1,3 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 1992.

c/ Các tổ chức phi ngân hàng khác

Những tiến bộ về công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, đã giúp sức cho các tổ chức phi ngân hàng như các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các công ty tài chính (kể cả các công ty thẻ) và các nhà bán lẻ cạnh tranh và/ hoặc hợp tác với các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán.

Một trong các dịch vụ do các tổ chức phi ngân hàng thực hiện là dịch vụ “tài khoản hợp nhất quỹ” do các công ty chứng khoán cung cấp, là một tổ hợp các quỹ trung hòa tại các công ty chứng khoán cho đầu tư trái phiếu chính phủ trung hạn và tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng. Trong dịch vụ này, khi số dư của một khoản hền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt tới một mức độ thiết lập trước, bất kỳ nguồn tiền nào vào tài khoản tiền gửi này sẽ tự động được chuyển tới tài khoản tiền của khách hàng tại một công ty chứng khoán. Nếu tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng dưới mức quy định, sự thiếu hụt này sẽ tự động được bù đắp bởi quỹ trung hòa để số dư trong tiền gửi không kỳ hạn đó sẽ được giữ ở mức quy định. Các tổ chức phi ngân hàng cũng chào một dịch vụ tương tự, tiền từ một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng vượt quá mức qui đmh tự động chuyển sang tài khoản tiề gửi có kỳ hạn của khách hàng đó…

Vai trò quản lý của Ngân hàng Trung ương [48]

Theo luật thì NHTW Nhật, chịu trách nhiệm duy trì và đảm bảo hệ thống tài chính an toàn. Từ quan điểm này, NHTW Nhật cung cấp phương tiện thanh toán cuối cùng, nghĩa là giấy bạc ngân hàng và các tài khoản BOJ và khi cần thiết, cả các chức năng như là người cho vay cuối cùng. Nó cũng thực hiện công tác giám sát và kiểm tra tại chỗ các định chế tài chính khách hàng của nó. Cụ thể là:

a/ Là tổ chức phát hành giấy bạc ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật là tổ chức duy nhất được quyền phát hành giấy bạc ngân hàng ở Nhật (Luật NHTW Nhật, ðiều khoản 29), giấy bạc này được sử dụng rộng rãi như một phương tiện thanh toán. ðể nâng cao độ tin cậy của giấy bạc ngân hàng, giấy bạc này tạo ra một cơ sở quan trọng cho hệ thống thanh toán quốc gia.

b/ Về tổ chức các dịch vụ thanh toán

Ngân hàng trung ương Nhật cung cấp cho các định chế tài chính khách hàng của mình (kể cả các công ty chứng khoán) có tài khoản và quyết toán tiền được thực hiện ghi nợ và ghi có vào các tài khoản BOJ này. Ba loại quyết toán được thực hiện trong tài khoản gửi tại BOJ. Loại thứ nhất là quyết toán tiền giữa các tổ chức tài chính. Loại này bao gồm các khoản chuyển tiền cho bên thứ ba, nghĩa là khách hàng của các tổ chức tài chính. Loại thứ hai là quyết toán kết quả từ các hệ thống thanh toán bù trừ khác nhau, như các hệ thống bù trừ hóa đơn và séc có các trung tâm thanh toán bù trừ đóng trên phạm vi toàn quốc, hệ thống Zengin, hệ thống thanh toán bù trừ Hối đoái đồng Yen (FEYCS). Và loại thứ ba là chuyển tiền giữa các tổ chức tài chính là NHTW Nhật kể cả các khoản chuyền tiền của Kho bạc qua tài khoản tiền gửi của chính phủ trung ương tại NHTW Nhật.

c/ Giám sát các hệ thống thanh toán

ðể giữ vững kỷ cương, pháp luật của các hệ thống thanh toán của quốc gia, NHTW Nhật triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thuộc quyền NHTW ban hành trao đổi ý tưởng với các tổ chức tài chính về việc cải tiến các hệ thống thanh toán đó, khuyến khích các định chế sáng tạo các nguyên tắc, các phương pháp thích hợp để kiểm soát rủi ro. ðồng thời, NHTW Nhật cũng triển khai các quy chế áp dụng hoặc chỉnh sửa các quy tắc chi phối các hệ thống thanh toán được tư nhân thực hiện. ðặc biệt, đối với các hệ thống mà quyết toán cuối cùng được thực hiện qua các tài khoản BOJ, việc đưa vào áp dụng hoặc chỉnh sửa các qui tấc thường phải có sự thông qua hoặc ý kiến tư vấn của NHTW Nhật. ðể duy trì và khuyến khích một hệ thống tài chính an toàn, NHTW Nhật thường xuyên qui định và theo định kỳ, thực hiện kiểm tra tại chỗ các thành viên có tài khoản tại Nhật.

* Vai trò của các định chế khác [48]

Hiệp hội Ngân hàng Tokyo (TBA)

Hiệp hội Ngân hàng Tokyo (TBA) là một trong 72 hiệp hội ngân hàng khu vực ở Nhật chịu trách nhiệm quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ séc và hóa đơn tại các khu vực của họ. Chức năng đầu tiên của TBA là thư ký cho Zengin-kyo (Liên bang Hiệp hội Ngân hàng Nhật), đây là tổ chức bao trùm của 72 Hiệp hội Ngân hàng khu vực.

Chức năng thứ hai của TBA là quản lý hai hệ thống thanh toán bù trừ do tư nhân thực hiện hệ thống Zengin, hệ thống này xử lý chuyển tiền trong nước và hệ thống thanh toán bù trừ hối đoái đồng Yen (FCYCS), cũng được biết như là hệ thống thanh toán bù trừ đồng Yen, hệ thống này thực hiện các thanh toán đồng Yen xuyên biên. Hơn nữa, TBA tham gia vào tiêu chuẩn hóa các mã ngân hàng, các giao thức truyền thông, các thủ tục vận hành đối với chuyển tiền và thẻ IC do các ngân hàng phát hành để đối phó với số lượng các thanh toán điện tử ngày càng tăng.

Các Hiệp hội Ngân hàng khu vực khác

Các Hiệp hội Ngân hàng khu vực khác thực hiện thanh toán bù trừ séc và hóa đơn giữa các ngân hàng thành viên như là nghiệp vụ cốt lõi của họ.

Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Nhật Bản

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Nhật Bản

  1. Pingback: Đo lường sự bất bình đẳng thu nhập | Blog Chiro – Lê Nguyễn Nhân Lân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?