Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát

ODA Nhật Bản

Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát

Liên quan đến chủ đề mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát, hầu hết các nghiên cứu dạng này tập trung vào tác động của nợ công lên lạm phát trong khi ở chiều ngược lại thì khá ít.

Sargent & Wallace (1981) là hai nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra quan điểm sự gia tăng nợ công gây ra lạm phát ở các quốc gia mắc nợ cao. Quan điểm này gần như được xác nhận ở hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm (Kwon et al., 2009; Bildirici

& Ersin, 2007; Ahmad et al., 2012; Nastansky et al., 2014). Thực vậy, thông qua dữ liệu bảng của 71 quốc gia từ 1963 đến 2004 và các ước lượng OLS và mô hình VAR, kết quả ước lượng của Kwon et al. (2009) chỉ ra tác động này hoàn toàn đúng ở các nước đang phát triển đang mắc nợ, yếu ở các quốc gia đang phát triển khác nhưng nói chung lại không có ý nghĩa ở các nền kinh tế phát triển. Đặc biệt, mối quan hệ này trở nên yếu với các cơ chế tỷ giá hối đoái không linh hoạt.

Tương tự, Ahmad et al. (2012) cũng sử dụng OLS để đánh giá tác động này cho Pakistan trong giai đoạn 1972 – 2009. Các kết quả thực nghiệm cho thấy lượng nợ trong nước và lượng nợ phải thanh toán có tác động dương ý nghĩa lên mức giá (lạm phát). Ahmad và các cộng sự cho rằng lượng nợ thả nổi (lượng nợ chiếm phần lớn trong tổng nợ trong nước) và lãi suất (chi phí vay nợ hoặc trả nợ) là các nguyên nhân chính làm tăng mức giá.

Cũng theo hướng nghiên cứu này nhưng Bildirici & Ersin (2007) và Nastansky et al. (2014) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM. Bildirici & Ersin (2007) sử dụng dữ liệu của 9 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 2004 trong khi Nastansky et al. (2014) dùng dữ liệu chuỗi thời gian theo quý cho Đức trong giai đoạn 1991 – 2010. Kết quả đến từ hai nghiên cứu này đều nhận định sự gia tăng nợ công khiến cho lạm phát tăng cao. Đáng chú ý, Bildirici & Ersin (2007) còn phát hiện ở các nước mà trải qua lạm phát cao, quá trình gây ra lạm phát đến từ chi phí vay nợ trong nước tăng cao

Khác với các nghiên cứu thực nghiệm, Davig & Leeper (2011) và Martin (2015) sử dụng phân tích lý thuyết để xem xét ảnh hưởng của nợ công cao lên lạm phát. Phân tích của Davig & Leeper (2011) cho thấy khoản nợ tạm thời không tác động lên lạm phát nếu các hộ gia đình kỳ vọng tất cả sự điều chỉnh xảy ra thông qua cải cách. Tuy nhiên, nếu các hộ gia đình tin là trong tương lai, chính sách tiền tệ sẽ chuyển từ lạm phát mục tiêu sang ổn định nợ thì nợ tác động trực tiếp lên chiều hướng lạm phát và chính sách tiền tệ có thể không còn kiểm soát được lạm phát.

Cùng lúc đó, Martin (2015) nhận thấy mặc dù việc cải cách các cơ chế hoạt động của ngân hàng trung ương sẽ mang lại lợi ích cho xã hội và ban đầu làm giảm lạm phát nhưng điều này sẽ không hạ thấp lạm phát lâu dài. Martin phát hiện các bóp méo chính sách từ cơ chế hoạt động của ngân hàng trung ương sẽ khiến cho chính phủ trả giá bằng thâm hụt tài khoản vãng lai cao trong tương lai. Kết quả là trong dài hạn lượng nợ công cao hơn sẽ đưa đến lạm phát gia tăng. Ông cũng nhận thấy việc áp đặt lạm phát mục tiêu chặt chẽ sẽ làm giảm lạm phát lâu dài và ngăn ngừa thâm hụt ngân sách đến từ các bóp méo chính trị.

Ngược lại, ở hướng nghiên cứu tác động của lạm phát lên nợ công, gần đây chỉ có hai nghiên cứu nổi bật. Cụ thể là Akitoby et al. (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát thấp hoặc cao lên nợ công ở các quốc gia G7. Các kết quả mô phỏng số cho thấy nếu lạm phát giảm xuống zero trong 5 năm, lượng nợ ròng trung bình sẽ tăng khoảng 5% trong 5 năm kế tiếp. Ngược lại, gia tăng lạm phát đến 6% trong 5 năm sẽ làm giảm lượng nợ ròng trung bình khoảng 11% trong 5 năm kế tiếp dưới hiệu ứng Fisher hoàn toàn và khoảng 14% dưới hiệu ứng Fisher từng phần. Điều này hàm ý lạm phát cao có thể giúp giảm nợ công ở các nền kinh tế phát triển.

Trong khi đó, Hilscher & Reis (2014) cho rằng về mặt lý thuyết lạm phát cao sẽ hạ thấp giá trị thực của lượng nợ khổng lồ. Hilscher và Reis đề xuất một phương pháp dựa trên quan điểm về ràng buộc ngân sách chính phủ, các thông tin chi tiết về nợ và các giả định hợp lý. Áp dụng phương pháp này cho Hoa Kỳ năm 2012, các nhà nghiên cứu này ước tính các tác động của lạm phát cao lên gánh nặng tài khóa là vừa phải. Hilscher và Reis đề xuất một lộ trình hứa hẹn hơn để xóa hết lượng nợ công là sử dụng giải pháp “suy thoái tài chính”. Hai ông ước lượng được một thập kỷ suy thoái kết hợp với lạm phát sẽ xóa đi gần một nửa lượng nợ công.

Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?