Lý thuyết về cụm tương hỗ (cluster)
Từ những năm 1990 của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu và đặc biệt ở Mỹ đã thúc đẩy nghiên cứu Cluster, trong đó có một số học giả nổi tiếng như Andy Field (2000), Michael Porter (2008), Torget Reve (2009),.v.v. Theo đó cụm tương hỗ được hiểu là sự tập trung hòa hợp của các bên, đặc biệt là là các công ty về những thích ứng, những tài năng và các cơ chế hỗ trợ. Chúng có cùng một nơi liền kề để kinh doanh, sử dụng hiệu quả, hài hòa các nguồn lực và tạo ra thành quả cao. Một vài đối tác có thể tồn tại độc lập và cạnh tranh nhưng có đủ tính cộng đồng, cùng nhau liên kết để có được kết quả lớn hơn và đầu ra tốt hơn (theo World Bank).
Cụm tương hỗ trong thời kỳ toàn cầu hóa khác với tổ hợp cụm công nghiệp và doanh nghiệp thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ở Đông Âu trước đây. Điểm khác biệt cơ bản là sự tương tác, liên kết ở trình độ cao, tổ chức hiện đại và cạnh tranh toàn cầu dự vào tiềm năng lợi thế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để tạo ra các sản phẩm thương hiệu quốc tế và thu được giá trị gia tăng cao[51].
Lý thuyết cụm tương hỗ đã được nhà kinh tế học M. Porter phát triển và được sử dụng khá phổ biến trong việc hoạch định các chính sách cạnh tranh kinh tế. Trong những năm gần đây, lý thuyết cụm tương hỗ được một số nhà khoa học nước ngoài vận dụng sáng tạo trong việc phát triển các mô hình cụm tương hỗ (cụm hàng hải, dầu khí ở Na Uy, công nghệ thông tin ở thung lũng Silicon của Mỹ,…) với mục đích tạo ra sức mạnh cạnh tranh của một khu vực địa lý trên bản đồ cạnh tranh toàn cầu và nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên ngoài để tạo ra giá trị lợi nhuận cao. Ban đầu M. Porter cung cấp các nguyên lý cho các cụm tương hỗ mang tính quốc gia, quốc tế và lý thuyết này có thể thích ứng cho tổ hợp các KCN trong nội bộ quốc gia. Một tổ hợp công nghiệp, KCN này giống như chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa thương hiệu, trong đó các ngành công nghiệp được liên kết với nhau bởi dòng hàng hóa thương hiệu, mạnh hơn dòng liên kết chúng với phần còn lại của nền kinh tế [54].
Vận dụng mô hình kim cương của M. Porter [113], bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh được kết hợp một cách sáng tạo trong việc phát triển và để gia tăng tính cạnh tranh tính cạnh tranh cho sự định hình tổ hợp các KCN, bao gồm: (1) Chiến lược công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh; (2) Các điều kiện về cầu; (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp liên quan; (4) Các điều kiện đầu vào (cơ sở sản xuất công nghiệp) (xem Hình 1.1).
M. Porter đặc biệt lưu ý tới sự cần thiết phải tạo ra một môi trường kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp trong vùng. Các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi khi tham gia vào dây chuyền công nghiệp khi có tương tác mạnh mẽ với nhau và với các ngành liên quan. Sự gần gũi về không gian giữa những ngành công nghiệp đang phát triển theo chiều hướng đi lên hoặc đi xuống hỗ trợ cho việc trao đổi thông tin và thúc đẩy sự liên tục trao đổi ý kiến và các sáng kiến đổi mới.
M. Porter đặc biệt nhấn mạnh tới các địa điểm cụ thể của các doanh nghiệp vì khoảng cách địa lý có ảnh hưởng đến khả năng chia sẻ thông tin, nguồn lực, sự hiểu biết và các công nghệ tiên tiến. Đồng thời ông cũng khẳng định rằng các ngành công nghiệp không nên né tránh cạnh tranh quốc tế và khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng dựa trên khả năng của nền công nghiệp[76],[112].
Theo đó, cụm tương hỗ được tạo thành khi các lợi thế cạnh tranh ở trình độ cao kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát
triển các ngành công nghiệp tương tự vào trong một vùng. Cụm tương hỗ là tập hợp về mặt không gian của các doanh nghiệp trong đó tổ hợp KCN được hình thành dựa trên sự hợp tác để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Các cụm tương hỗ thường có điều kiện thuận lợi hơn trong quan hệ với thị trường trong nước và quốc tế, có liên quan đến các doanh nghiệp trong mạng sản xuất. Đến lượt mình, các cụm tương hỗ sẽ tăng khả năng cạnh tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các công ty mới cải tiến, thậm chí giữa các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội cho các hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, về bản chất cụm tương hỗ là sự tập trung về vị trí địa lý của các lĩnh vực nhằm tận dụng các cơ hội qua tương tác, phản ánh hiện tượng xuất hiện một quá trình tập trung lớn với chất lượng cao, cạnh tranh của các ngành sản xuất hay kinh doanh của một quốc gia trong một khu vực địa lý mà các doanh nghiệp trong các ngành đó có mối quan hệ dọc hoặc ngang với nhau. Cụm tương hỗ được phân biệt theo 4 yếu tố: (1) Sự giới hạn về địa lý; (2) Số lượng các ngành; (3) Mối liên hệ; (4) Lợi thế cạnh tranh [54].
Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên cơ sở các mối tương tác, tương hỗ làm tăng khả năng sản xuất sản phẩm chủ yếu, đồng thời sự sẵn có hay sự thiếu hụt của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh này có thể tác động đáng kể đến việc mở rộng hay duy trì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Sự thành công của cụm tương tác được thể hiện ở mức độ hiệu năng cao của các doanh nghiệp với những lợi thế từ việc chia sẻ thông tin nhanh chóng tạo ra lợi thế trong cạnh tranh và sự dồi dào, tập trung các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.
Đối với phát triển công nghiệp, cụm tương hỗ của các KCN được hình thành sẽ tạo ra những yếu tố nền tảng nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên lợi thế cạnh tranh bằng các nhân tố sau:
– Các KCN tham gia tạo thành các cụm tương hỗ sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất. Họ có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, có được các hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung quy mô của một lĩnh vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía chính phủ và thụ hưởng các dịch vụ công do hiệu quả tập trung của nhu cầu;
– Việc hình thành các cụm tương hỗ các KCN sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và cải tiến vì áp lực phải tạo ra những sản phẩm thương hiệu có khả năng cạnh tranh cao dựa trên tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm;
– Cụm tương hỗ các KCN có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới có năng lực cạnh trang cao trong sự tương hỗ tích cực của một ngành hoặc trong các ngành có liên quan. Sự tập trung cao của nhu cầu các doanh nghiệp luôn tạo ra những cơ hội để thu hút những tài năng, tạo ra những ý tưởng mới, tạo nên sự độc đáo, sáng tạo.[54]
Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức, ưu tiên trong việc phát hiện tiềm năng phát triển các cụm tương hỗ (cluster) mang tính tương tác có thể sử dụng công cụ phân tích SWOT.
Để đánh giá rõ hơn tiềm năng vị trí, quy mô và tương tác qua lại trong phát triển vùng và phát triển các cụm tương hỗ các KCN có thể sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phân tích thống kê để làm rõ hiệu quả của sự tương tác[51].
Lý thuyết về cụm tương hỗ (cluster)
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT