Khái niệm về phát triển khu công nghiệp đồng bộ
– Khái niệm về phát triển “Phát triển là một phạm trù Triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của các sự vật trong thế giới khách quan”[58]. Theo đó, phát triển là một khái niệm về sự tồn tại và vận động không ngừng, sự thay đổi về quy mô và chất lượng của một sự vật, một hiện tượng trong thời gian và không gian nhất định. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy nhận thức của con người và thực tế về sự phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn, cũng được nâng cao và hoàn thiện hơn.
– Tổ chức sản xuất trên lãnh thổ là một trong các hình thức tổ chức sản xuất xã hội trong công nghiệp. Đó là quá trình thực hiện phân công lao động giữa các lãnh thổ của đất nước, tổ chức mối liên hệ sản xuất nội vùng và liên vùng để hình thành cơ cấu công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng, luận chứng việc lựa chọn địa điểm phân bố các doanh nghiệp công nghiệp. Quá trình này thúc đẩy việc chuyển từ bố trí các doanh nghiệp công nghiệp tại những địa điểm riêng rẽ sang bố trí tập trung vào những khu vực nhất định. Khu công nghiệp ra đời phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại của công nghiệp, về bản chất chính là tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ được thực hiện gắn liền với quá trình tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ.
– Dựa trên những lý thuyết kinh tế học và thực tiễn, theo ý kiến của nghiên cứu sinh, bản chất của việc phát triển khu công nghiệp đồng bộ chính là giải quyết đồng bộ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của khu công nghiệp gắn với việc cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường ở địa bàn phân bố khu công nghiệp. Do vậy, khu công nghiệp đồng bộ không những phải đảm bảo yêu cầu kinh tế – kỹ thuật mà việc lựa chọn địa điểm để bố trí các khu công nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu về xã hội và môi trường theo yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp của địa phương nơi đặt KCN, của vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Suy rộng ra có thể hiểu trên các mặt chủ yếu như sau:
Thứ nhất, việc xây dựng KCN phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KCN của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương để tạo sự thống nhất trong hệ thống quy hoạch tổng thể phát triển theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Quy hoạch vị trí KCN hợp lý nhằm khai thác lợi thế vùng và phát huy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài góp phần thúc đẩy phát triển KCN.
Thứ hai, cần lựa chọn những cơ sở công nghiệp thuộc nhóm ngành nghề mũi nhọn, có tính định hướng, dẫn dắt các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ khác phát triển; các ngành công nghiệp có công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, đồng thời tạo sự liên kết sản xuất giữa các cơ sở công nghiệp và sự liên kết với các cụm công nghiệp khác trong vùng.
Thứ ba, phát triển KCN đồng bộ tức là phải đảm bảo đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực từ việc thu hút đầu tư, tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào, chăm lo đời sống người lao động và bảo vệ môi trường cụ thể:
– Ở góc độ vĩ mô (tác động tích cực của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương, khu vực có KCN và phạm vi quốc gia), được thể hiện trên các mặt:
+ Về kinh tế-kỹ thuật: tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng CNH, HĐH và hướng vào xuất khẩu. Tác động của KCN đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội của địa phương có KCN, là hạt nhân hình thành đô thị mới.
+ Về xã hội: tác động tích cực giải quyết các vấn đề xã hội, tập trung chủ yếu là khả năng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư trong vùng.
+ Về môi trường: hoạt động của các KCN luôn gắn liền với các phương án bảo vệ môi trường trong khu vực có KCN, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển KCN.[41]
– Ở góc độ vi mô (phát triển nội tại KCN): bảo đảm duy trì hiệu quả trong hoạt động của KCN, thể hiện ở việc đạt các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN. Duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của KCN (chất vượt trội trong quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí so sánh);
Thứ tư, phải đồng bộ từ việc xây dựng phương án đến triển khai thực hiện phương án, nên vừa mang tính chất định hướng vĩ mô, vừa mang tính chất điều hành vi mô trong quá trình triển khai thực hiện phương án đảm bảo sự đồng bộ.[89]
– Xây dựng phương án là quá trình xem xét, nghiên cứu KCN trên cơ sở quan điểm và phương pháp tiếp cận cùng tham gia nhằm xây dựng một số phương án tốt nhất để xây dựng KCN đồng bộ. Phương án này làm định hướng cho quá trình thực hiện.
– Thực hiện phương án là quá trình triển khai phương án đã chọn trên cơ sở thực hiện một loạt các biện pháp cụ thể, các kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết trong quá trình xây dựng KCN đồng bộ.[70]
Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước đối với KCN cần có sự đồng bộ về tổ chức bộ máy, phương thức điều hành, cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương. Việc xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, phát triển KCN cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và phù hợp với thực tiễn và dự báo phát triển.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, luận án chủ yếu tập trung đề cập tới việc phát triển khu công nghiệp đồng bộ ở góc độ đồng bộ từ khâu quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đến việc thu hút đầu tư, khai thác sử dụng, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội đồng bộ trong và ngoài hàng rào KCN và lấy 5 KCN gồm: khu công nghiệp Thăng Long, KCN Sài Đồng B, KCN Hà Nội Đài tư, KCN Nam Thăng Long, KCN Nội Bài của thành phố Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu.
Khái niệm về phát triển khu công nghiệp đồng bộ
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Kinh nghiệm xây dựng và phát triển của Khu công nghiệp Tô Châu, TQ