Lý thuyết lạm phát hiện đại
Lạm phát quán tính: trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại, lạm phát có tính ỳ cao. Tức là nó sẽ giữ nguyên tỷ lệ cho tới khi nào các sự kiện kinh tế (các cú shock kinh tế) làm cho nó thay đổi. Đôi khi người ta cũng có thể gọi nó bằng những tên khác như tỷ lệ lạm phát cốt lõi, cơ bản hay dự kiến.
Lạm phát cầu kéo: diễn ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một nước, kéo giá tăng lên để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu. Một lý thuyết về cầu kéo có ảnh hưởng lớn là lý thuyết trọng tiền đã cho rằng cung tiền là nhân tố quyết định chính của lạm phát. Lập luận của cách tiếp cận này là cung tiền tăng làm tăng tổng cầu, đến lượt mình tổng cầu lại làm tăng mức giá. Trong trường hợp này, chiều của mối quan hệ nhân quả đi từ cung tiền, qua tổng cầu, tới lạm phát.
Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra do chi phí tăng lên trong những giai đoạn thất nghiệp cao và mức huy động nguồn lực yếu ớt được gọi là lạm phát chi phí đẩy.
Kỳ vọng và lạm phát quán tính: hầu hết giá và lương đều được đặt trong bối cảnh hướng tới tình hình kinh tế tương lai. Khi giá và lương tăng nhanh và được dự kiến tiếp tục tăng như vậy thì các doanh nghiệp và công nhân có xu hướng đưa tỷ lệ lạm phát nhanh đó vào trong những quyết định giá và lương của mình. Kỳ vọng về lạm phát cao hay thấp là những lời tiên tri tự thích nghi.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Bản chất và tác động của lạm phát[/message]Đường cong Phillips: Nhà kinh tế A.W. Phillips, người đã lượng hóa được các yếu tố quyết định đối với lạm phát tiền lương, đã xây dựng cách trình bày quá trình lạm phát rất hữu hiệu. Sau khi nghiên cứu kỹ những số liệu quí giá về thất nghiệp và lương tính bằng tiền ở nước Anh hơn một thế kỷ trước, Phillips đã phát hiện được một mối quan hệ nghịch đảo giữa thất nghiệp và những thay đổi trong lương trả bằng tiền. Ông thấy tiền lương có chiều hướng tăng khi thất nghiệp thấp và ngược lại.
Đường cong Phillips rất có ích cho việc phân tích những diễn biến ngắn hạn của thất nghiệp và lạm phát và minh họa cho lý thuyết đánh đổi của lạm phát. Theo quan điểm này, một quốc gia có thể mua được một mức thất nghiệp thấp hơn nếu nó sẵn sàng trả một giá là tỷ lệ lạm phát cao hơn. Tỷ lệ đánh đổi là độ dốc của đường Phillips. Lý giải cho điều này là coi đường cong Phiilips thể hiện mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp khi tổng cầu dịch chuyển nhưng tổng cung tiếp tục thay đổi ở tỷ lệ quán tính của nó.
Lý thuyết lạm phát hiện đại
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT