Lý thuyết học tập của tổ chức

Các nhân tố tác động đến phát triển hoạt động bancassurance của công ty bảo hiểm

Lý thuyết học tập của tổ chức

Học tập trong tổ chức theo truyền thống được chia thành 2 lý thuyết: lý thuyết học tập của tổ chức và lý thuyết tổ chức học tập. Các nhà nghiên cứu trước đây tập trung vào quá trình học tập của một tổ chức và sau này tập trung vào những yếu tố tạo thuận lợi cho quá trình hoặc các hướng dẫn để trở thành một tổ chức học tập (Chiva và Alegre, 2009)

Lý thuyết học tập của tổ chức (organizational learning) nhằm phân tích và xác định xem quá trình học tập được diễn ra như thế nào tại các tổ chức (Crossan và công sự, 1999). Theo Crossan và cộng sự (1999), việc học tập của tổ chức là một quá trình năng động. Nó tạo ra sự kết hợp giữa việc học tập và sử dụng những gì đã được học. Thông qua quá trình học tập, những hành động và ý tưởng mới của cá nhân sẽ được học. Nó tạo ra sự kết hợp giữa việc học tập và sử dụng những gì đã được học. Đồng thời, những phản hồi từ tổ chức sẽ tác động trở lại cá nhân, ảnh hưởng đến suy nghĩa và hành động của cá nhân. Tuy duy về việc học tập của tổ chức đã diễn ra theo thời gian và nhiều quan điểm đã xuất hiện. Tuy nhiên, có hai quan điểm chính về việc học tập của một tổ chức đó là: quan điểm cá nhân và quan điểm xã hội (Chiva và Alegre, 2009).

Quan điểm cá nhân: thì xem việc học tập như một hiện tượng cá nhân và do đó việc học tập của tổ chức thông qua các cá nhân (Chiva và Alegre, 2009). Theo Mete (2013) việc học tập ở cấp độ cá nhân là quá trình cá nhân có thông tin, nhận thức, hiểu biết và giải thích các thông tin đó, có được kinh nghiệm với những thông tin này và thay đổi hành vi của bản thân để đạt được kết quả mong muốn. Học tập của cá nhân rất quan trọng cho việc học tập của tổ chức. Bởi vì, tổ chức học tập thông qua những thành viên của nó nhưng việc học tập của tổ chức không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân cụ thể nào.

Quan điểm xã hội: thì xem xét việc học tập như là một hiện tượng xã hội và do đó việc học tập của tổ chức thông qua công đồng và nhóm (Chiva và Alegre, 2009). Điều này có nghĩa là việc chuyển sự hiểu biết và các giá trị kiến thức đạt được ở cấp độ nhóm vào hệ thống, thủ tục, các hành vi của tổ chức và mở ra sự tham gia ở các cấp độ có liên quan (Mete, 2013). Đồng thời, Mete (2013) cho rằng có thể học tập như cá nhân.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã bắt đầu phát triển quan điểm thứ ba về việc học tập của tổ chức đó là sự kết hợp giữa quan điểm cá nhân và quan điểm xã hội (Chiva và Alegre, 2009). Theo Elkjaer (2004) việc học tập của tổ chức là sự tương tác giữa các hoạt động của tổ chức với cá nhân và nhóm trong công việc hàng ngày để tạo thành hệ thống tổ chức từ đó sẽ phát triển kỹ năng cá nhân, thu nhận kiến thức cũng như phát triển tổ chức.

Lý thuyết học tập của tổ chức

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Lý thuyết học tập của tổ chức

  1. Pingback: Lý thuyết tổ chức học tập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Khái niệm năng lực học tập của tổ chức - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?