Lý thuyết cực phát triển

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

Lý thuyết cực phát triển

– Lý thuyết cực phát triển do nhà kinh tế học người Pháp Francois Peroux đưa ra vào năm 1950 và sau đó được Albert Hirshman, Myrdal, Fridman và Harry Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển.

– Lý thuyết này cho rằng một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các khu vực trên lãnh thổ của nó theo cùng một thời gian mà luôn có xu hướng phát triển mạnh nhất ở một vài khu vực trong khi các vùng khác lại phát triển chậm chạp, hoặc kém phát triển. Lý thuyết này còn cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của vùng. Chính tập trung công nghiệp và dịch vụ tại các đô thị tạo ra hạt nhân phát triển của vùng. Đi kèm với cực phát triển là “ hạt nhân” công nghiệp, điều này được hiểu chính là sự phát triển của một tập hợp các ngành công nghiệp có khả năng tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế, có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau thông qua các mối liên hệ đầu vào – đầu ra xung quanh một ngành công nghiệp dẫn đầu hay công nghiệp mũi nhọn. Ngành công nghiệp này nhờ những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc độ đổi mới cao, sản phẩm có độ co giãn theo thu nhập cao và có phạm vi thị trường rộng lớn nên sẽ phát triển nhanh và kéo theo các ngành liên quan đến nó tăng trưởng nhanh hơn, tạo ra tác động ảnh hưởng lan tỏa theo cấp số nhân đối với các bộ phận khác của vùng và nền kinh tế. Xét về mặt lãnh thổ, sự phát triển của một ngành công nghiệp mũi nhọn như vậy làm cho lãnh thổ nơi nó phân bố sẽ phát triển hưng thịnh và theo đó số lượng việc làm tăng lên, thu nhập tăng dẫn đến sức mua tăng. Theo đó, các ngành công nghiệp mới, các hoạt động dịch vụ và các hoạt động phát triển mới được thu hút vào nơi đó ngày một nhiều hơn. Sự tập trung hoá về lãnh thổ đạt tới mức độ nhất định và sau đó hiệu ứng lan toả sẽ làm cho các cơ hội phát triển của một cực như làm một lãnh thổ trọng điểm sẽ có tác dụng như những “đầu tàu” lôi kéo theo sự phát triển của các vùng khác, tạo ra điều kiện cho nền kinh tế cả nước phát triển mạnh và mạnh hơn[76].

Theo quan điểm nghiên cứu của Harry Richardson (1976, 1979), Salvatore (1972) Myrdal (1957), Hirshman (1958), tác động của sự phát triển tại một điểm cực được xác định bởi cả những hiệu ứng lan toả (ảnh hưởng tích cực) và hiệu ứng thu hút hay hiệu ứng phân cực tới tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập bình quân đầu người và tạo ra cơ hội phát triển kinh tế của vùng xung quanh nó. Có thể nhận thấy tác động lan tỏa của một cực phát triển như sau:

– Tạo nên một môi trường trao đổi hàng hoá sôi động với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị trường tiêu thụ lớn nhất;

– Tạo sự hấp dẫn về đầu tư thông qua việc thiết lập những hoạt động mới trên cơ sở đó thúc đẩy đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và xã hội, đầu tư phát triển đô thị, …;

– Chuyển giao và đổi mới kỹ thuật, vật chất và thúc đầy các nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ;

– Tạo sự thay đổi về nhận thức, về văn hoá, giáo dục, thể chế, những đổi mới về tư tưởng và tâm lý của người sản xuất và tiêu dùng….

Như vậy, lý thuyết cực phát triển là lý thuyết phục vụ trực tiếp cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm để phát triển. Sự hình thành các lãnh thổ phát triển như là các cực phát triển sẽ tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế phát triển và là phương thức phát triển phù hợp với điều kiện hạn chế về nguồn lực của các nước đang phát triển. Tuy nhiên hạn chế của lý thuyết này là nó kéo theo sự chênh lệch GDP bình quân đầu người của những vùng phát triển và các vùng lãnh thổ khác còn chưa phát triển.

Lý thuyết cực phát triển

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?