Khái quát quá trình phát triển của hệ thống thuế ở Việt Nam

Khái quát quá trình phát triển của hệ thống thuế ở Việt Nam

Năm 1945, khi giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta vô cùng khó khăn, nông nghiệp rất lạc hậu, công nghiệp hầu như chưa có gì, đời sống nhân dân đói khổ. Giai đoạn đầu giành được chính quyền với quan điểm giảm nhẹ thuế để khuyến khích và tạo lòng tin của nhân dân vào chính quyền mới, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước, vì vậy, Nhà nước đã chủ trương xóa bỏ những sắc thuế bất công, ban hành một số sắc thuế mới như: tiếp tục sử dụng thuế Điền thổ, thuế Môn bài, ban hành thêm thuế Du hý, thuế Đặc biệt, thuế Sát sinh, thuế đánh vào thuốc lá.

Đến năm 1951, bên cạnh việc thống nhất quản lý tài chính, Nhà nước còn ban hành chính sách thuế mới được xây dựng trên nguyên tắc: công bằng, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội và điều kiện chiến tranh. Chính sách thuế thống nhất gồm 7 sắc thuế: thuế Nông nghiệp, thuế Công thương nghiệp, thuế Hàng hóa, thuế Xuất nhập khẩu, thuế Sát sinh, thuế Trước bạ, thuế Tem. Trong
số các loại thuế trên thì thuế Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Tuy vậy, các loại thuế này vẫn chưa được cấu trúc thành một hệ thống thuế hoàn chỉnh.

Từ năm 1954 đến năm 1975 là thời kỳ nền tài chính đứng trước nhiều thuận lợi và thử thách mới. Trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, thuế Công thương nghiệp sửa đổi đáng kể: từ một hệ thống thuế suất tương đối ít chuyển sang một hệ thống với nhiều hình thức thuế khác nhau, áp dụng trên nhiều khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, sử dụng nhiều loại thuế suất khác nhau có sự phân biệt giữa các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, phân biệt kinh tế tập thể và tư nhân.

Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I, Nhà nước đã áp dụng thí điểm chế độ thu mới gọi là thu quốc doanh. Mức thu quốc doanh được xác định riêng cho từng mặt hàng tùy theo giá cả Nhà nước quy định và chỉ thu ở khâu sản xuất. Năm 1962, Nhà nước còn ban hành chế độ trích nộp và sử dụng lợi nhuận của các xí nghiệp quốc doanh. Theo chế độ này, lợi nhuận của các xí nghiệp quốc doanh phải trích nộp một phần vào ngân sách nhà nước, phần lợi nhuận còn lại, xí nghiệp được dùng để lập quỹ xí nghiệp, bổ sung kinh phí chuyên dùng, đầu tư vào việc kiến thiết mở rộng xí nghiệp. Còn các xí nghiệp công tư hợp danh trong thời kỳ này được chuyển sang làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như các xí nghiệp quốc doanh. Chế độ thu này duy trì cho đến ngày thống nhất đất nước.

Đến giai đoạn 1975-1980: trong thời kỳ này, miền Bắc vẫn tiếp tục thực hiện hệ thống thu và các sắc thuế cũ, có một số sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Còn miền Nam thì có áp dụng một số sắc thuế cũ của Chính quyền Sài Gòn trên cơ sở xóa bỏ một số sắc thuế không còn phù hợp và sửa đổi bổ sung để thích ứng với điều kiện của cả nước thống nhất.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Những tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam[/message]

Giai đoạn 1980-1990: trong thời kỳ này, cả nước áp dụng hệ thống thu thuế thống nhất, tuy nhiên hệ thống thuế giai đoạn cũng đã bộc lộ một số nhược điểm:

– Có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xí nghiệp quốc doanh thực hiện chế độ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng với các hình thức thu khác, trong khi các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác lại chịu sự tác động của thuế.

– Thu quốc doanh cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như quá nhiều thuế suất đã gây khó khăn cho việc quản lý và hành thu. Từ giữa thập niên 80 cùng với công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa và mở cửa nền kinh tế, hệ thống thuế Việt Nam đã được nghiên cứu hoàn thiện với những yêu cầu đặt ra:

– Thuế phải đảm bảo trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

– Thuế phải trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa đất nước, thuế phải phát huy tác dụng giải phóng mọi khả năng tiềm tàng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

– Mức thu thuế phải phù hợp với khả năng đóng góp của đối tượng nộp thuế.

– Chính sách thuế phải tiến tới đơn giản, cụ thể, dễ làm, dễ quản lý. Đến năm 1990 một hệ thống thuế mới được hình thành bao gồm 9 sắc thuế: thuế Nông nghiệp, thuế Xuất nhập khẩu, thuế Tài nguyên, thuế Nhà đất, thuế Sát sinh, thuế Môn bài, thuế Doanh thu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Lợi tức. Và từ năm 1990 hệ thống thuế đã sửa đổi bổ sung nhiều lần, năm 1999 luật thuế Doanh thu được thay thế bằng thuế Giá trị gia tăng, thuế Lợi tức được thay thế bằng thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đến nay, hệ thống thuế Việt Nam bao gồm:

– Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp.

– Luật thuế Chuyển quyền sử dụng đất.

– Luật thuế Giá trị gia tăng.

– Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt.

– Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.

– Luật thuế Xuất nhập khẩu.

– Pháp lệnh thuế Tài nguyên.

– Pháp lệnh thuế Thu nhập đối với người người có thu nhập cao.

– Pháp lệnh Thuế nhà, đất.

Khái quát quá trình phát triển của hệ thống thuế ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?