Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu

Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu

nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa đã có từ thời cổ đại. Thậm chí từ lúc con người tự cung tự cấp những gì họ cần cho bản thân nhiều hơn là mua chúng từ bên ngoài.

Có thể nói, nhãn hiệu là đối tượng dễ tiếp cận, dễ hiểu và quen thuộc với người tiêu dùng.

Khoảng 3000 năm trước đây những người thợ thủ công ấn Độ đã từng chạm khắc chữ ký của mình lên các sản phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng ra nước ngoài. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán hàng hóa mang nhãn hiệu của mình tại Địa Trung Hải từ 2000 năm trước và cùng thời gian đó hàng ngàn nhãn hiệu đồ gốm.

Nhãn hiệu hàng hóa là từ, tên gọi,  biểu tượng hoặc hình ảnh, kí hiệu, hình dạng của một số bao gói hoặc kết hợp các yếu tố đó phục vụ cho việc xác định, phân biệt một số sản phẩm cụ thể của những đối tượng khác nhau trên thị trường hoặc trong kinh doanh. Thậm chí sự kết hợp của màu sắc  và âm thanh,mùi vị hoặc hình ảnh 3 chiều có thể được xem là nhãn hiệu hàng hóa trong một số trường hợp.  Nhãn hiệu hàng hóa được dùng để chỉ nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ, chủ nhãn hiệu không có nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu của họ để sử dụng (Theo định nghĩa của hiệp hội nhãn hàng thế giới (NITA)).

Vì vậy, nhãn hiệu có thể sử dụng hợp pháp mà không cần đăng ký. Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhãn hiệu có những quyền năng mà những nhãn hiệu không đăng kí không thể có được. Đó chính là quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

Như vậy, quyền SHCN đối với nhãn hiệu là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với nhãn hiệu của mình cho những sản phẩm, dịch vụ mà mình sản xuất hoặc cung cấp. Quyền sở hữu đó được thể hiện ở văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu do nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

Quyền SHCN của chủ sở hữu nhãn hiệu được thể hiện qua các quyền sau

– Độc quyền sử dụng nhãn hiệu các sản phẩm, dịch vụ của mình;

-quyền chuyển giao quyền sử dụng cũng như chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác;

-được quyền cấm bên thứ ba đưa ra thị trường các sản phẩm có nhãn nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình cũng như quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Song song với quyền SHCN được xác lập trên, chủ sở hữu nhãn hiệu phải có nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã đăng kí của mình. Việc sử dụng nhãn hiệu được thực hiện dưới nhiều hình thức như gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh…

Quyền SHCN đối với nhãn hiệu chủ yếu hướng tới quyền tài sản. Việc khai thác giá trị quyền được thực hiện thông qua hành vi sử dụng nhãn hiệu. Bản thân nhãn hiệu không mang lại giá trị cho chủ sở hữu mà chúng phải được ứng dụng vào trong cuộc sống và phát sinh ra giá trị trong quá trình sử dụng, vận hành và khai thác.

– Nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định. Nếu như trong lĩnh vực quyền tác giả, việc bảo hộ tác phẩm không phụ thuộc vào nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện sáng tạo…thì đối với quyền SHCN, một dấu hiệu được bảo hộ với tư cách một nhãn hiệu phải đáp ứng được những điều kiện nhất định như có khả năng phân biệt, dấu hiệu đó không trái với đạo đức công cộng hay trùng lặp với dấu hiệu riêng cho quốc gia, các cơ quan công quyền, tổ chức quốc tế.

– Việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu chủ yếu thông qua thủ tục đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc pháp luật quy định đăng kí quyền SHCN là một thủ tục bắt buộc bởi nhiều lí do. Thứ nhất, việc nộp đơn đăng kí bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cơ sở pháp lý để xác định tư cách của chủ sở hữu, xác định thứ tự đăng kí bảo hộ, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng. Thứ hai, đăng kí bảo hộ là một cách thức để công khai hóa quyền sở hữu đối với các loại tài sản vô hình cho các chủ thể khác biết. Thứ ba, thông qua các thủ tục đăng kí, Nhà nước có thể khuyến khích các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại.

– Việc bảo hộ nhãn hiệu là có thời hạn và chủ sở hữu phải nộp lệ phí để duy trì quyền của mình.

– Giống như quyền SHCN, quyền SHCN đối với nhãn hiệu mang tính lãnh thổ tuyệt đối, nó chỉ phát sinh trên cơ sở công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ cuả cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định đã công nhận hoặc cấp văn bằng bảo hộ đó

Khái quát chung về quyền đối với nhãn hiệu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?