Có thể định nghĩa “Quản trị chuỗi cung ứng” là những việc làm để tác động đến hoạt động của CCƯ và đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là một vài định nghĩa của quản trị chuỗi cung ứng:
Theo Mentzer. Dewitt, Keeber, Min, Nix, Smith và Zacharia (2001) – Defining Supply Chain Management, Quản trị CCƯ là sự phối hợp một cách có chiến lược và có hệ thống giữa những chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt trong phạm vi một công ty, với mục đích cải thiện kết quả kinh doanh dài hạn của các công ty đơn lẻ cũng như toàn bộ CCƯ .
Theo Michael H. Hugos (2011) – Essentials of Supply Chain Management, quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp của sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các bên tham gia trong một chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa phản ứng với thị trường và hiệu quả kinh doanh để phục vụ thị trường tốt nhất.
Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần truyền thống như là mua sắm, phân phối, bảo dưỡng và quản lý hàng tồn kho đồng thời bổ sung thêm các hoạt động như marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính, dịch vụ khách hàng, tất cả được xem như một phần thiết yếu để phục vụ yêu cầu của khách hàng.
Quản trị CCƯ coi CCƯ và các tổ chức trong nó là những thực thể đơn lẻ, mang lại những giải pháp hệ thống cho việc tìm hiểu và quản lý các hoạt động khác nhau, cần thiết cho việc nối kết dòng sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các yêu cầu khác nhau của chuỗi cung ứng thường đòi hỏi những thứ đối lập nhau, nhưng khi những yêu cầu này đặt chung với nhau thì mới có có thể tìm ra cách để cân bằng những đòi hỏi khác nhau một cách hiệu quả nhất.
Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT