Một số tiêu chí chủ yếu phản ánh tính đồng bộ của khu công nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước

Mục lục

Một số tiêu chí chủ yếu phản ánh tính đồng bộ của khu công nghiệp

1. Đồng bộ về quy hoạch

Khu công nghiệp đồng bộ cần phải được đồng bộ ngay từ khâu quy hoạch, từ quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành nghề chung, trong đó có  quy hoạch công nghiệp, Khu công nghiệp. Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp cần được thực hiện nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế và phương hướng phát triển theo đúng đường lối của Đảng và đặc thù KT-XH của từng vùng, từng địa phương, để thống nhất trong hệ thống các loại hình quy hoạch trên địa bàn. Quy hoạch và phân bố KCN hợp lý sẽ khai thác tốt hơn lợi thế vùng và phát huy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp. Do vậy, khi xem xét tính phù hợp của quy hoạch một Khu công nghiệp đồng bộ cần chú ý tới một số yếu tố sau:

– Khu công nghiệp có vị trí và quy mô phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, quy hoạch phát triển Khu công nghiệp chung hay không?

– Xây dựng và phát triển Khu công nghiệp có phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương hay không? Có phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương không?

–   Khu công nghiệp được xây dựng có đúng với quy hoạch đã được phê duyệt hay không? Nếu có những nội dung không đúng với quy hoạch đã được phê duyệt thì cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc không tuân thủ quy hoạch với các tiêu chí phát triển của Khu công nghiệp.

– Việc quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành nghề đầu tư vào khu, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội, … là những vấn đề cần được quan tâm thích đáng vì nếu không giải quyết tốt những vấn đề này sẽ hạn chế tác dụng và không đảm bảo sự đồng bộ của Khu công nghiệp, thậm chí gây những tác hại nghiêm trọng về lâu dài.

2. Đồng bộ về hạ tầng trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp

– Cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ sẽ là nền tảng vững chắc và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của các Khu công nghiệp đồng bộ. Khu công nghiệp là nơi có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, do vậy cần phải được nghiên cứu và bố trí vững chắc ngay từ khi quy hoạch đến khi khởi công xây dựng Khu công nghiệp. Vì sau này khi Khu công nghiệp đi vào hoạt động, việc điều chỉnh và nâng cấp cơ sở hạ tầng là rất phức tạp và tốn kém. Khu công nghiệp đồng bộ sẽ có một lợi thế so sánh rất lớn và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong việc lựa chọn đầu tư vào Khu công nghiệp thay vì một vị trí khác;

– Khu công nghiệp đồng bộ phải có hệ thống đường giao thông đủ rộng và hiện đại sẽ thuận tiện cho các phương tiện vận tải vận chuyển vật tư hàng hóa. Hệ thống đèn đường chiếu sáng, nguồn cung cấp điện cho hoạt động sản xuất đảm bảo và đầy đủ; hệ thống cung cấp nước đảm bảo công suất, chất lượng giúp các doanh nghiệp sản xuất ổn định và năng suất cao. Hệ thống cống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ, có tính toán lâu dài và đảm bảo lưu lượng thoát nước ngay cả khi có các sự cố bất thường. Các trạm xử lý nước thải, xử lý rác thải phải được xây dựng và vận hành nhằm xử lý các loại chất thải của các doanh nghiệp sản xuất, đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm. Các khu chức năng, khu dịch vụ công cộng như: nhà điều hành, trạm cứu hỏa, trạm y tế, bưu điện, khu thể thao, trạm ATM,… cần phải được xem xét và bố trí nhằm đảm bảo thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh kinh doanh của Khu công nghiệp.

– Khu công nghiệp đồng bộ là KCN phải được đặt ở vị trí thuận lợi, gần cảng biển, cảng hàng không, ga xe lửa và gắn liền hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, viễn thông tốt; … điều kiện về nguồn nhân lực dồi dào;

– Hạ tầng kinh tế-xã hội của khu vực xây dựng KCN có đảm bảo cho việc xây dựng KCN đồng bộ hay không? có đủ quỹ đất đảm bảo cho việc xây dựng khu đa chức năng, khu nhà ở công nhân, các khu phụ trợ liền kề hay không? các dịch vụ cung cấp có đầy đủ và chất lượng hay không? KCN có hấp dẫn các nhà đầu tư về vị trí và điều kiện sinh hoạt; chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp và được địa phương, các ngành hỗ trợ tạo điều kiện… hay không?

Những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy trì khả năng ấy trong tương lai. KCN có được nhiều điều kiện thuận lợi về hạ tầng thì khả năng thành công là rất cao và ngược lại nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ rất khó khăn trong quá trình hình thành, phát triển và thu hút đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển KCN sẽ thấp và rất dễ thất bại.

3. Đồng bộ về trình độ công nghệ

Một trong những mục tiêu thành lập KCN là để có thể tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong khu vực và trên thế giới nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao. Thông qua KCN việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp trong nước đã góp phần vào việc tăng năng suất trong các ngành công nghiệp của địa phương.

Do vậy để đánh giá trình độ công nghệ của một KCN đồng bộ cần phải xem xét và đánh giá trên một sô tiêu chí sau:

– Trình độ KHCN của KCN so với mặt bằng chung của các KCN;

– Trình độ công nghệ mà các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước trong KCN sử dụng để sản xuất thuộc trình độ nào so với thế giới và khu vực;

–   Trình độ công nghệ của từng ngành, nhóm ngành mà các doanh nghiệp FDI trong KCN tham gia hoạt động (lạc hậu, trung bình, tiên tiến).

– Tỷ lệ dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại được đưa vào sản xuất và tỷ lệ máy móc thiết bị mới so với tổng số máy móc thiết bị sử dụng; độ tuổi trung bình của công nghệ hoạt động trong doanh nghiệp;

– Tỷ lệ vốn đầu tư trên đầu 1 lao động, tỷ lệ này cao thể hiện trình độ công nghệ áp dụng trong sản xuất của doanh nghiệp là cao và ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì có thể doanh nghiệp áp dụng trình độ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất là thấp và chủ yếu là dùng sức lao động của con người là chính.

Ngoài ra cần xem xét một số tiêu chí khác như:

– Xuất xứ của công nghệ (năm và nước sản xuất);

– Năng lực tổ chức, quản lý điều hành trong hoạt động công nghệ. Kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN;

– Qui mô và tỉ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh thu theo ngành của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước.

Theo ý kiến của nghiên cứu sinh, KCN đồng bộ phải là KCN có số lượng doanh nghiệp sử dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất phải đạt trên 30% , số còn lại tối thiểu phải ở mức khá trở lên. Công nghệ phải có vòng đời công nghệ trung bình từ 15-20 năm đối với các ngành cơ khí; 5-10 năm đối với các ngành điện, điện tử; công  nghệ được áp dụng vào sản xuất phải đảm bảo tối thiểu hết khấu hao và sinh lãi thì mới lạc hậu và phải thay thế đối với các loại hình sử dụng công nghệ cao, vòng đời ngắn, thường xuyên áp dụng các phát minh, sáng chế mới vào sản xuất.

4. Đồng bộ về liên kết, tương tác kinh tế

Đây là tiêu chí phản ánh tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại, tạo sự chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế địa phương, cơ cấu kinh tế vùng theo hướng CNH, HĐH; phát triển các hoạt động liên kết, liên doanh thông qua các hình thức liên kết phía trước, phía sau; góp phần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ của địa phương.

Tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phạm vi hay chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo qui mô trong hoạt động của KCN và được thể hiện trên các khía cạnh: Tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong một KCN và trong các KCN với nhau cũng như với các doanh nghiệp trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố; số ngành kinh tế hoạt động trong một KCN (phản ánh tính chất logistic trong KCN); tổng doanh thu của KCN và doanh thu một số ngành công nghiệp chủ yếu trong KCN; tỷ lệ doanh thu của các ngành công nghiệp chủ yếu có liên quan, mặt hàng chuyên môn hóa trong tổng doanh thu của KCN, …

Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, KCN đồng bộ phải là một khu công nghiệp có tính chuyên ngành hoặc nhóm chuyên ngành có tính định hướng dẫn dắt các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ phát triển; các doanh nghiệp trong KCN phải có mối liên kết về tổ chức sản xuất, liên kết kinh tế chặt chẽ. Tỷ lệ số doanh nghiệp trong một KCN có mối liên kết kinh tế với nhau phải đạt từ 50% trên tổng số doanh nghiệp trong KCN trở lên và tổng doanh thu của một số ngành công nghiệp chủ yếu trong KCN phải chiếm trên 90% tổng doanh thu Khu công nghiệp

5. Đồng bộ về quản lý và cơ chế chính sách.

– Khu công nghiệp đồng bộ là nơi được hưởng những cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển thông thoáng, minh bạch, khách quan, ổn định cũng như những ưu đãi, khuyến khích phù hợp với pháp luật Việt Nam và các cam kết khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo nên sự hấp dẫn riêng cho Khu công nghiệp đó.

– Về mặt quản lý nhà nước cần có sự đồng bộ từ việc kiện toàn công tác tổ chức, năng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về Khu công nghiệp; Sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương; Sự phân cấp, ủy quyền rõ đầu mối chịu trách nhiệm; Sự kiểm tra giám sát và xử lý các vi phạm kịp thời, Bộ máy quản lý điều hành của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong Khu công nghiệp cũng cần được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, …

Một số tiêu chí chủ yếu phản ánh tính đồng bộ của khu công nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?