Khái niệm về nghiên cứu phát triển
Theo UNESCO, thuật ngữ “nghiên cứu và phát triển” được dùng để chỉ hoạt động sáng tạo được thực hiện trên một cơ sở có tính hệ thống nhằm tạo ra những kiến thức mới về con người, văn hóa và xã hội, và việc sử dụng những kiến thức mới đó để tạo ra những ứng dụng mới.
Nghiên cứu (Research) và phát triển (Development) là 1 hoạt động hết sức quan trọng của quản trị công nghệ. Nghiên cứu được chia thành 2 loại: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
– Nghiên cứu cơ bản tạo ra kiến thức mới hoặc chân lý khoa học.
– Nghiên cứu ứng dụng nhằm vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn trong doanh nghiệp. Trong khi đó phát triển lại nhằm cải tiến phát minh và đổi mới để đáp ứng nhu cầu riêng của doanh nghiệp.
Hoạt động nghiên cứu phát triển trong các ngành công nghiệp được doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích chống đỡ, hỗ trợ và mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại, phát triển hoạt động kinh doanh mới, mở rộng hoặc phát triển theo chiều sâu năng lực công nghệ của doanh nghiệp.
Nghiên cứu phát triển là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào hoạt động nghiên cứu phát triển thành các yếu tố đầu ra nghiên cứu phát triển. Đầu vào nghiên cứu phát triển là kiến thức, sự tinh thông và sáng tạo của các nhà nghiên cứu, lao động nghiên cứu phát triển, chi phí đầu tư cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ mua ngoài.
Đầu ra của nghiên cứu phát triển là sự phát triển của vốn kiến thức, công nghệ mới, các phát minh, sáng chế, khả năng nhận thức, lĩnh hội và áp dụng kiến thức mới, sự cải thiện về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi áp dụng các kiến thức, công nghệ mới hay khai thác các sáng chế.
Hiệu quả của quá trình biến đổi là sự so sánh giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào của nó. Với các đầu ra và đầu vào được xác định như trên, trong đó, có nhiều yếu tố không thể hoặc khó định lượng, cho thấy tính phức tạp của việc đánh giá hiệu quả của R&D. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định R&D.
Hiệu quả = Tổng giá trị đầu ra/Tổng giá trị đầu vào
Trong các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả vào hoạt động nghiên cứu phát triển những năm gần đây, các nhà nghiên cứu thường xem xét mối quan hệ giữa chi phí và vào hoạt động nghiên cứu phát triển với các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu và lợi nhuận. Một số nghiên cứu khác tính toán hiệu quả với đầu ra là số lượng các bằng phát minh, sáng chế… Các đầu vào có thể định lượng làm cho sự đánh giá dễ dàng hơn.
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng của một doanh nghiệp sản xuất tối đa với mức đầu vào và công nghệ cho trước. Hiệu quả kỹ thuật có thể được phân thành hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô. Như vậy, có thể xảy ra trường hợp, một doanh nghiệp phi hiệu quả về quy mô, dù đạt hiệu quả kỹ thuật thuần nhưng nó vẫn không đạt được hiệu quả toàn bộ.
Người ta thường nghĩ rằng hoạt động nghiên cứu phát triển luôn gắn liền với các công ty công nghệ cao, nắm trong tay những công nghệ mới, mũi nhọn hàng đầu. Rất nhiều công ty sản xuất hàng tiêu dùng đã phải chi một lượng tiền lớn để cải tiến sản phẩm.
Đơn cử, công ty Gillette không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm dao cạo râu của mình để giữ củng cố và mở rộng thị phần, và tất nhiên nỗ lực đó đi kèm với một khoản chi không nhỏ cho vào hoạt động nghiên cứu phát triển. Trung bình, phần lớn các công ty chỉ chi một tỉ lệ nhỏ trong thu nhậpcủa mình cho vào hoạt động nghiên cứu phát triển (khoảng 5%). Tuy nhhiên các công ty dược, phần mềm, chất bán dẫn có xu hướng chi nhiều hơn cho hoạt động này.
Hoạt động nghiên cứu phát triển đóng vai trò nền tảng cho sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Trong giai đoạn khó khăn, các công ty thường có xu hướng cắt giảm khoản chi này, thường là các khoản chi cho khoa học, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới, quy trình mới và dịch vụ mới_khoản chi này thuộc bộ phận tập có mức độ tập trung vốn cao nhất trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.
Tuy nhiên các nhà đầu tư cần chú ý rằng doanh nghiệp nào cắt giảm đầu tư cho R&D quá nhiều thì doanh nghiệp đó không những sẽ gặp khó khăn trong hiện tại mà còn có thể bị ảnh hưởng đến tốc độtăng trưởng trong tương lai.
Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, lượng sản phẩm tung ra thị trường sẽ ít hơn do sự giảm sút trong mức cầu nên việc cắt giảm chi phí là điều hợp lý. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng cần nhận thức được rằng khi nền kinh tế khởi sắc trở lại thì công ty nào nhanh chân đưa ra thị trường sản phẩm mới thì công ty đó sẽ thắng thế.
Thêm vào đó, ngân sách vào hoạt động nghiên cứu phát triển lớn thường biểu hiện một nguồn tài chính mạnh. Chính vì vậy một dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp khó khăn đó là tăng trưởng dựa trên cắt giảm ngân sách cho vào hoạt động nghiên cứu phát triển.
Hoạt động nghiên cứu phát triển có thể chia thành 3 lĩnh vực tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
– R&D cho các hoạt động kinh doanh hiện tại. Nhằm bảo vệ, duy trì vị thế hiện tại, tức là đảm bảo sản phẩm không bị lạc hậu và cạnh tranh được trên thị trường. Trong trường hợp này mục tiêu của R&D là kéo dài đời sống sản phẩm hiện có, giảm chi phí sàn xuất hiện có đưa ra những model mới của sản phẩm hiện có.
– R&D cho các hoạt động kinh doanh mới. Nhằm tạo ra các hoạt động khinh doanh mới. Mục tiêu của R&D trong trường hợp này là tạo ra sản phẩm mới.
– R&D cho nghiên cứu thăm dò (exploratory research). Nhằm tích luỹ kiến thức trong lĩnh vực mà DN đang hoạt động cũng như kiến thức trong những lĩnh vực khác mà DN cho là quan trọng trong tương lai. Mục tiêu của R&D là khám phá những cơ sở cho công nghệ mới.
Khái niệm về nghiên cứu phát triển
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Các chức năng của nghiên cứu phát triển - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Chiến lược nghiên cứu và phát triển - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Vai trò của nghiên cứu phát triển - Luận Án Tiến Sĩ
Pingback: Các hình thức tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khái niệm về quản lý nghiên cứu phát triển - Luận Án Tiến Sĩ