Các hình thức tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp

các khoản phải thu

Mục lục

Các hình thức tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D), cùng hợp tác hay hợp đồng R&D với các tổ chức khác trong và ngoài nước.

1. Tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển ngay tại doanh nghiệp (in-house R&D)

Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D ngay tại doanh nghiệp mình để bảo vệ giá trị thương mại của những sản phẩm đầu ra, ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiếp cận thông tin, bí quyết kỹ thuật và những kỹ năng quan trọng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có vòng đời sản phẩm ngắn, những doanh nghiệp có những sản phẩm dễ thâm nhập thị trường hoặc những doanh nghiệp đang bảo vệ vị trí của mình trong một thị trường thích hợp có giá trị cao.

Một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D là để tận dụng năng lực bên trong đang có. Những kỹ năng R&D đặc biệt hữu dụng đối với các sản phẩm, qui trình hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Hình thức tổ chức có thể là viện/ trung tâm/ phòng/ ban R&D độc lập, có thể là các cá nhân/tập thể cùng nhau tiến hành hoạt động R&D theo chủ đề/dự án cụ thể.

2. Hợp tác/hợp đồng nghiên cứu phát triển

Doanh nghiệp hợp tác nghiên cứu phát triển với các tổ chức như viện nghiên cứu và/hoặc trường đại học, cơ quan của chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp hay các tổ chức khác.

Doanh nghiệp hợp tác R&D nhằm tiếp cận với những bí quyết kỹ thuật tốt hơn, bổ sung những kỹ năng còn thiếu, tiếp cận với những công nghệ, máy móc và thiết bị mới nhằm phát triển những sản phẩm và công nghệ mới. Đôi khi việc hợp tác R&D với các tổ chức nổi tiếng còn nhằm mục đích nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhỏ hợp tác R&D với các doanh nghiệp lớn để tiếp cận với chuỗi cung ứng hay kênh phân phối sản phẩm đã được hình thành của các doanh nghiệp lớn.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm về nghiên cứu phát triển[/message]

Các hoạt động hợp tác có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Những hình thức này thay đổi từ các hình thức hợp tác R&D chính thức như cùng nhau tiến hành nghiên cứu, hợp đồng nghiên cứu hay cấp phép công nghệ đến các hình thức phi chính thức khác như tài trợ nghiên cứu, tư vấn công nghệ, đào tạo, CGCN, dịch vụ R&D (dịch vụ thử nghiệm, lắp ráp), sử dụng sáng chế, cụ thể:

– Cộng tác trong R&D (cùng nhau tiến hành thực hiện các dự án R&D, hợp đồng nghiên cứu, tư vấn KH&CN, hợp tác trong đổi mới);

– Lưu chuyển cán bộ (lưu chuyển nghiên cứu viên từ doanh nghiệp sang viện nghiên cứu và ngược lại);

– Hợp tác trong giáo dục và đào tạo (nghiên cứu thực tế trong doanh nghiệp, cùng nhau hướng dẫn luận văn);

– Sử dụng quyền sở hữu trí tuệ (cấp phép công nghệ cho doanh nghiệp và nhận hoa hồng);

– Thương mại hoá kết quả R&D (bán sáng chế, li-xăng, các nhà khoa học thành lập các doanh nghiệp dựa trên công nghệ);

– Liên hệ không chính thức (tư vấn, trao đổi thông tin, tài trợ học bổng, v.v ).

Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp tiến hành hợp tác R&D với các tổ chức khác không có nghĩa là doanh nghiệp đó không tiến hành hoạt động R&D tại doanh nghiệp mình và ngược lại. Nói như vậy có nghĩa là nếu doanh nghiệp tiến hành R&D “in-house” hay “hợp tác” tức là hoạt động đó tiến hành tại doanh nghiệp nhiều hơn và việc lựa chọn tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.

Các hình thức tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?