Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

tăng trưởng kinh tế

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã (đang) ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Theo đó đã có nhiều quan điểm được đưa ra nhằm định nghĩa cho hành vi này:

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. Đối với quyền quản lý doanh nghiệp FDI, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 1996) có thể thực hiện bằng các cách như: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới; cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm). Để có quyền kiểm soát nhà đầu tư cần nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.

Dunning (1970) sử dụng một định nghĩa ngắn cho các công ty đa quốc gia (MNEs) là: “bất cứ công ty thực hiện hoạt động sản xuất tại nhiều hơn một quốc gia”. Những người khác, chẳng hạn như Vernon (1971) đã nhấn mạnh thêm vấn đề quy mô và cơ cấu tổ chức của các MNEs. Cụ thể, “Các tập đoàn đa quốc gia là các công ty lớn tổ chức các hoạt động của họ ở nước ngoài thông qua một bộ phận tổ chức tích hợp, được lan truyền quốc tế và việc đầu tư của họ được dựa trên các sản phẩm và thị trường tiêu thụ”.

Lý thuyết đã chỉ ra rằng FDI thường được hình thành và sinh ra từ sự tương tác giữa lực lượng của nước chủ đầu tư và nước thu hút (ví dụ, Dunning, 1981, 1988; UNCTAD, 2006). Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra có thể chung qui là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéo của nước thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúc đẩy hành vi đầu tư ra bên ngoài của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn… ở nước thu hút.  Sau đây là bảng mô tả các yếu tố “đẩy” và “kéo” dẫn đến xu hướng đầu tư của FDI.

Bảng 1: Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI

Yếu tố “Đẩy” – Nước chủ đầu tư Yếu tố “Kéo” – Nước thu hút
1. Thị trường và Thương mại Thị trường nước chủ đầu tư hạn chế buộc công ty phải tìm kiếm một thị trường mới. Thị trường lớn và phát triển là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư.
2. Chi phí sản xuất Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào như nguồn tài nguyên, chi phí lao động cao gây ra xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Nguồn lực tài nguyên sẵn có, chi phí lao động thấp giúp giảm chi phí sản xuất nên sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư.
3. Doanh nghiệp địa phương Xu hướng toàn cầu hóa và áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương là động lực tác động công ty tìm kiếm thị trường nước ngoài. Những Hiệp ước thương mại, Đầu tư song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho vốn đầu tư nước ngoài.
4. Thể chế Chính sách hỗ trợ như cắt giảm chi phí, nâng cao các khả năng hoạt động doanh nghiệp. Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như chính sách tự do hóa và tư nhân hóa, ổn định chính trị, quản trị minh bạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, quyền sở hữu, v.v…

(Nguồn: UNCTAD, 2006)

Như vậy, FDI có thể xảy ra theo xu hướng tác động của cả hai nhóm yếu tố: yếu tố “đẩy” của nước chủ đầu tư và yếu tố “kéo” của nước thu hút cùng với sự quan tâm từ cả hai phía chính phủ của các quốc gia này. Các chính sách ưu đãi vốn đầu tư nước ngoài được đưa ra bởi nước sở tại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu chỉ dựa trên các yếu tố có lợi thế cạnh tranh cao, chẳng hạn như sự sẵn có của nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc hứa hẹn lợi nhuận đầu tư cao hơn từ chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, những chính sách khuyến khích đơn giản như vậy thường không đủ và ít có tác động tốt trong việc thúc đẩy thu hút hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài. Nước chủ đầu tư, tốt hơn hết, nên mở rộng sự hiểu biết của mình với một danh sách mở rộng hơn các yếu tố thúc đẩy hoặc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong khi đó nước thu hút cần tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả. Cuối cùng tác động hỗ trợ từ cả hai phía hình thành những đặc điểm tiềm năng của dòng vốn FDI trong tương lai. Một chính sách khuyến khích phải được xây dựng với sự cân nhắc và nghiên cứu đầy đủ nhằm thu hút tối ưu hóa số lượng và chất lượng FDI.

Theo Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 mà Quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua ngày 29-2-1987 có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm
Bạn cần hỗ trợ?