Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất [1].
Theo Nguyễn Hữu Thắng (2008), cạnh tranh là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, kinh tế và xã hội. Cạnh tranh của doanh nghiệp là một loại hình cạnh tranh trong kinh tế [9].
Trong cuốn Thị Trường Chiến Lược và Cơ Cấu, tác giả Tôn Thất Nguyễn Nghiêm cho rằng, cạnh tranh trên thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ cạnh tranh của mình. Nói chính xác, sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là một bên có mục đích tiêu diệt đối thủ bằng mọi cách hầu giữ hoặc tạo thế độc quyền, một bên lại có cứu cánh là phục vụ khách hàng tốt nhất để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn các đối thủ của mình [10].
Nhà kinh tế nổi tiếng của Trường Kinh Doanh Havard (Mỹ), Michael Porter, người được xem là cha đẻ của Thuyết Chiến Lược Cạnh Tranh , đưa ra khái niệm: “cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh” [12].
Trong khi các tổ chức OECD lại định nghĩa: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ”.
Trên thực tế thì có nhiều quan niệm về cạnh tranh khác nhau tuy nhiên đều thống nhất: “Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh gay gắt quyết liệt giữa các đối thủ trên thị trường nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ hàng hóa dịch vụ có lợi nhất. Đồng thời cạnh tranh tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển ”.
Như vậy có thể thấy cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và tất yếu không thể không có trong nền kinh tế thị trường, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Và theo thời gian, tính chất cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ ngày càng quyết liệt.
Khái niệm về cạnh tranh
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT