Khái niệm truyền tải chính sách tiền tệ
Trong các nghiên cứu về chính sách tiền tệ, có hai xu hướng tiếp cận về ảnh hưởng của điều hành chính sách tiền tệ tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm: (i) cách tiếp cận dạng cấu trúc; và (ii) cách tiếp cận dạng rút gọn. Với cách tiếp cận dạng cấu trúc, mối quan hệ giữa các công cụ và mục tiêu của CSTT được phân tích dựa trên việc xây dựng các mô hình giải thích các “kênh truyền tải” từ thay đổi trong điều hành CSTT (ví dụ, thay đổi lãi suất điều hành) tới các mục tiêu của CSTT (các biến số vĩ mô). Ngược lại, với cách tiếp cận dạng rút gọn, nhà nghiên cứu chỉ quan tâm tới mối quan hệ trực tiếp giữa hai biến số vĩ mô mà không quan tâm tới quá trình dẫn truyền tác động. Với cách tiếp cận này, khó khăn với người điều hành CSTT là không thể lý giải được nguyên nhân vì sao hiệu quả tác động giữa các công cụ CSTT tới nền kinh tế lại khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau mặc dù được thực thi như nhau.
Mặc dù chưa có một sự thống nhất trong so sánh mức độ hiệu quả của hai phương pháp tiếp cận, nhưng xuất phát từ hạn chế của cách tiếp cận dạng rút gọn đã nêu ở trên, các nhà điều hành CSTT và nghiên cứu về CSTT thường lựa chọn tiếp cận qua dạng cấu trúc thông qua việc đưa ra khái niệm về kênh truyền tải CSTT [95]. Từ đó, các kênh truyền tải này được sử dụng làm cơ sở đánh giá chiều hướng tác động, mức độ tác động, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của điều hành chính sách tiền tệ tới các mục tiêu chính sách tiền tệ.
Cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ mô tả những thay đổi trong lượng tiền cung ứng hoặc lãi suất ngắn hạn do điều hành CSTT có ảnh hưởng thế nào tới các yếu tố thực trong nền kinh tế như sản lượng, giá cả và thất nghiệp.
Các kênh truyền tải CSTT hoạt động thông qua ảnh hưởng tới lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, giá bất động sản, tín dụng ngân hàng… Mặc dù CSTT được truyền tải tới nền kinh tế qua nhiều kênh khác nhau, nhưng để CSTT có tác động tới các biến số thực của nền kinh tế, cần phải có hai giả định cơ bản sau:
Thứ nhất, bên nguồn vốn (tài sản nợ) trên bảng cân đối tài sản của NHTW bao gồm hai thành phần chính là tiền mặt ngoài lưu thông và tiền dự trữ của các TCTD (tiền cơ sở). Sự thay đổi của hai thành phần này luôn gắn liền với hai khoản mục tài sản trên bảng cân đối tài sản của NHTW là chứng khoán và cho vay các TCTD. Để những thay đổi trong lượng tiền cơ sở là kết quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ có ảnh hưởng không chỉ tới bảng cân đối tài sản của hệ thống TCTD mà có tác động lan tỏa ra bên ngoài nền kinh tế thì các TCTD phải không có khả năng thay đổi khối lượng hay thành phần các khoản mục bên nguồn vốn thông qua việc phát hành những chứng khoán có đặc điểm thay thế hoàn hảo cho lượng tiền cơ sở. Nói một cách khác, cần có những quy định của pháp luật ngăn cấm các TCTD phát hành những chứng khoán có đặc điểm giống như tiền mặt ngoài lưu thông và tiền dự trữ.
Thứ hai, để những thay đổi trong lượng tiền cơ sở có tác động tới các biến số vĩ mô thực thì giá cả danh nghĩa không thể điều chỉnh ngay lập tức, hoặc ít nhất bằng một phần mức thay đổi của lượng cung ứng tiền trong nền kinh tế (giá cả là cứng nhắc trong ngắn hạn). Nói một cách khác, luận điểm của các nhà kinh tế học trường phái cổ điển tin vào tính trung lập của tiền tệ (money neutrality), nghĩa là chính sách tiền tệ chỉ có ảnh hưởng tới mức giá cả mà không có ảnh hưởng tới các hoạt động thực của nền kinh tế và sản lượng, là không áp dụng được trong thực tế.
Khái niệm truyền tải chính sách tiền tệ
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng – Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ