Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế

nhân sự cao cấp

Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế

Theo Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM) của WTO thì khái niệm trợ cấp được hiểu là các khoản đóng góp tài chính hoặc lợi ích kinh tế đặc biệt của chính phủ hay cơ quan công quyền dành cho các doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất trong nước  nằm trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế. Trợ cấp chính phủ có thể tồn tại dưới hình thức trực tiếp như chuyển trực tiếp các khoản vốn  (Ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay, bảo đảm tín dụng). Hoặc trợ cấp chính phủ tồn tại ở mức độ gián tiếp hơn như bỏ qua hoặc không thu các khoản thu phải nộp cho chính phủ (VD: ưu đãi tài chính như miễn thuế); cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở hoặc mua hàng trực tiếp của doanh nghiệp.

Trợ cấp chính phủ được coi là tồn tại hội đủ hai yếu tố: (1) Các khoản đóng góp tài chính là của chính phủ  hoặc các cơ quan công quyền và (2) đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp được trợ cấp.  Lợi ích ở đây là lợi ích riêng biệt, Điều 2 SCM (gồm 4 loại: trợ cấp riêng theo doanh nghiệp, theo ngành kinh tế, theo vùng địa lý và các trợ cấp đỏ bị cấm).

Ảnh hưởng của trợ cấp chính phủ đối với thương mại tự do do trợ cấp gồm : (1) tại thị trường trong nước, các sản phẩm nội địa rẻ hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn hàng hóa nước ngoại nhập, và (2) khi được xuất khẩu, ưu thế về giá giúp các sản phẩm được trợ cấp có thể dễ dàng được nhập khẩu, tăng thị phần, cạnh tranh không lành mạnh với sản phẩm được bán tại quốc gia nhập khẩu.  Trợ cấp chính phủ đối với ngành sản xuất, bất kể là trong nước hay xuất khẩu đềusẽ tạo cho các doanh nghiệp được trợ cấp lợi thế cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra lợi ích không hợp lý giữa các chủ thể cùng tham gia hoạt động kinh doanh. Và khi bị lạm dụng, doanh nghiệp tư nhân sẽ dựa dẫm vào các khoản trợ cấp, ít năng động, khi các trợ cấp bị cắt giảm, các Doanh nghiệp trên khó có thể tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến cả xã hội. Tuy nhiên, trợ cấp chính phủ không bị cấm hoàn toàn. Mỗi quốc gia đều muốn duy trì, ổn định nền kinh tế, xã hội của mình theo định hướng, mục tiêu, đặc thù  tiếp tục trợ cấp để duy trì các ngành kinh tế thiết yếu cần thiết cho nướcriêng mình.

Ví dụ : Về vụ kiện chống trợ cấp tôm nước ấm của Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), tại cuộc họp biểu quyết ngày 7/2, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) khẳng định có dấu hiệu về việc ngành sản xuất tôm Mỹ chịu thiệt hại đáng kể, do tôm nhập khẩu bị cáo buộc có trợ cấp trong vụ kiện chống trợ cấp. Cụ thể là sản phẩm “tôm nước ấm đông lạnh” nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Kết quả này đồng nghĩa với việc Bộ Thương mại Mỹ DOC tiếp tục tiến hành điều tra, xác định sự tồn tại và mức độ của các trợ cấp bị cáo buộc. Dự kiến DOC sẽ đưa ra kết luận sơ bộ vào ngày 25/3.

Trước đó, ngày 28/12/2012, Liên minh Các nhà chế biến tôm của Mỹ (nguyên đơn) đã đệ đơn kiện lên DOC yêu cầu điều tra áp thuế chống trợ cấp, đệ đơn lên USITC yêu cầu điều tra thiệt hại liên quan đến mặt hàng “tôm nước ấm đông lạnh” nhập khẩu từ các nước trên. Ngày 18/1/2013, sau khi xem xét đơn kiện và lập luận của các bên liên quan, DOC đã chính thức thông báo khởi xướng điều tra vụ việc. Ngày 2/1/2013, USITC ban hành bảng câu hỏi dành cho các nhà xuất khẩu của các nước bị đơn, trong đó có Việt Nam[1].

[1] http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/my-cung-ran-trong-vu-kien-tom-viet-nam-2726339.html

Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Khái niệm trợ cấp trong thương mại quốc tế

  1. hà trần says:

    cho e hỏi : các hình thức áp dụng trợ cấp xuất khẩu .ưu điểm và nhược điểm của các hình thức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?