Khái niệm kết cấu hạ tầng

Giao thông vận tải đô thị

Khái niệm kết cấu hạ tầng

Thuật ngữ “Kết cấu hạ tầng”- KCHT được phiên dịch từ một từ ghép của tiếng Anh là infra-structura. Từ Infra nghĩa tiếng Việt là “nền tảng, ở dưới, hạ tầng, phụ thêm”, từ structura có nghĩa là kết cấu, cấu trúc. Vì vậy, từ ghép Infrastructura được dịch là Kết cấu hạ tầng.

Một số tạp chí nước ngoài đưa ra định nghĩa rất ngắn gọn: “Kết cấu hạ tầng là: Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước”. Trong tài liệu cho lớp học về phương pháp quy hoạch kết cấu hạ tầng do cơ quan nghiên cứu vùng của Liên hợp quốc đặt tại Nhật Bản, định nghĩa kết cấu hạ tầng được đưa ra như sau: “Kết cấu hạ tầng là công cụ bổ trợ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt của mọi cá nhân và các tổ chức xã hội và được xã hội thừa nhận”.

Theo Bộ từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam (Viện từ điển học và bách khoa thư Việt Nam), kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành vật chất – kĩ thuật, các loại hình hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng đặc biệt, là nền tảng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội; kinh tế càng phát triển với trình độ cao thì yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng càng cao. [73]

Như vậy, hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được hiểu là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế – xã hội được diễn ra một cách bình thường.

Đặc trưng cơ bản là: (i) KCHT có tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận có sự gắn kết hài hòa với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm bảo cho phép phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống; (ii) Các công trình KCHT có quy mô lớn và thường chủ yếu ở ngoài trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên.

Phân loại kết cấu hạ tầng: có thể phân chia KCHT thành nhiều loại khác nhau, dựa trên các tiêu chí như theo lĩnh vực kinh tế – xã hội; theo phân ngành của nền kinh tế quốc dân; theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ.

– Theo lĩnh vực, kết cấu hạ tầng có thể được phân thành hai loại là KCHT kĩ thuật và KCHT xã hội. KCHT kỹ thuật bao gồm đường giao thông vận tải (đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không), hồ chứa nước, cảng, cầu cống, sân bay, kho tàng, phương tiện vận tải, thông tin bưu điện, các cơ sở sản xuất và cung ứng điện, khí, nước… bảo đảm điều kiện sản xuất của xã hội. KCHT xã hội bao gồm các cơ sở giáo dục, khoa học, thông tin, bảo vệ sức khoẻ, vv…[73]

– Theo phân ngành kinh tế quốc dân, có thể chia thành kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, ngân hàng …

– Theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, có thể chia thành KCHT đô thị, KCHT nông thôn, KCHT vùng đồng bằng, trung du miền núi, vùng biển, vùng kinh tế trọng điểm, …

Kết cấu hạ tầng trong mỗi lĩnh vực, mỗi ngành, mỗi khu vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của lĩnh vực, ngành, khu vực và những công trình liên ngành đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệ thống.

Khái niệm kết cấu hạ tầng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Khái niệm kết cấu hạ tầng

  1. Pingback: Kết cấu hạ tầng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Vai trò, chức năng của một số Kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  3. Pingback: Top 14 Kết Cấu Hạ Tầng Là Gì - Vozz

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?