Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

kinh tế quốc tế

Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Từ điển trực tuyến Wikipedia, thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, tổ chức[58].

Theo từ điển trực tuyến của trung tâm chính sách thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế của một doanh nghiệp là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí có thể được khấu trừ và khấu hao vốn[59].

Theo giáo trình Thuế của Trường đại học Kinh tế TP. HCM: thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ[46].

Theo giáo trình Thuế của Học viện Tài chính: Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế[16].

Thuế TNDN, về bản chất, là một bộ phận sản phẩm xã hội được sáng tạo ra trong quá trình hoạt động kinh tế. Quá trình đánh thuế TNDN, thực chất, là quá trình phân phối. Bên cạnh chủ doanh nghiệp, các nhà điều hành doanh nghiệp, lực lượng lao động làm việc cho doanh nghiệp, thì nhà nước luôn là một chủ thể đặc biệt trong quá trình phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp. Thuế TNDN chính là phần giá trị sản phẩm mới được tạo ra mà nhà nước nhận được trong quá trình phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Ở các nước khác nhau, thuế thu nhập doanh nghiệp có tên gọi không giống nhau. Những tên gọi khác nhau của thuế thu nhập doanh nghiệp như: “thuế lợi tức”, “thuế thu nhập công ty”, “thuế thực lãi” hay “thuế lợi nhuận”. Mặc dù có nhiều tên gọi nhưng nói chung điều đó không làm thay đổi nội dung, bản chất của sắc thuế này vì nó là thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của tổ chức. Trong khái niệm này có hai đại lượng cơ bản để phân biệt thuế TNDN với các sắc thuế khác trong hệ thống chính sách thuế, đó là: “Thu nhập chịu thuế trong một kỳ kinh doanh” và thu nhập đó là “của một doanh nghiệp”, tức là của một tổ chức, một pháp nhân chứ không phải là của một cá nhân. Kỳ kinh doanh gắn với kỳ đánh thuế ở đây thường là một năm tài chính.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không phải toàn bộ thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh đều là đối tượng điều chỉnh của thuế TNDN. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. Vì việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh cao hay thấp vào từng loại thu nhập là tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, khả năng quản lý thuế, chi phí quản lý thuế cũng như mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt được để góp phần thực hiện các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời và bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau đây:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

– Thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài chính cho Nhà nước thông qua thuế TNDN ngày càng ổn định và vững chắc.

– Xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô.

Thuế TNDN có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, thuế TNDN là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu, người nộp thuếTNDN là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” chịu thuế.

Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế GTGT, TTĐB là một số tiền cộng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào kho bạc, bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hóa. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.

Thứ ba, thuế TNDN thường có thuế suất đều. Khác với thuế thu nhập cá nhân – thường được thiết kế biểu thuế suất lũy tiến; thuế suất thuế TNDN thường được quy định một tỷ lệ nhất định và áp dụng cho mọi đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện mục tiêu công bằng được thông qua các hình thức ưu đãi, miễn giảm thuế. Điều đó vừa tạo ra động cơ khuyến khích các cơ sở kinh doanh đầu tư phát triển sản xuất, vừa đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế[19].

Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Pingback: Nguyên tắc, yêu cầu đánh thuế thu nhập doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?