Khái niệm chất lượng tăng trưởng

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

Khái niệm chất lượng tăng trưởng

Từ khi kinh tế học ra đời đến nay, nhiều lý thuyết và mô hình về tăng trưởng kinh tế đã được hình thành và hoàn thiện. Tuy nhiên, các lý thuyết và mô hình này chủ yếu tập trung phân tích và đánh giá sự tăng trưởng về số lượng. Một vấn đề quan trọng của tăng trưởng kinh tế ngoài tốc độ tăng trưởng, đó là chất lượng tăng trưởng, nhưng tăng trưởng về mặt chất lượng hầu như mới được nhắc đến nhiều trong một vài thập kỷ trở lại đây.

Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng. Có quan điểm cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế được đánh giá ở đầu ra, thể hiện bằng các kết quả đạt được qua tăng trưởng kinh tế như chất lượng cuộc sống được cải thiện, sự bình đẳng trong phân phối thu nhập, bình đẳng về giới trong phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái,… Quan điểm khác lại nhấn mạnh đến khía cạnh đầu vào của quá trình sản xuất như việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nắm bắt và tạo cơ hội bình đẳng cho các đối tượng tham gia đầu tư, quản lý hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Nhìn từ một góc độ khác, theo cách hiểu rộng, chất lượng tăng trưởng có thể tiến tới nội hàm của phát triển bền vững, chú trọng tới cả ba thành tố kinh tế, xã hội và môi trường. Theo cách hiểu hẹp, chất lượng tăng trưởng có thể được giới hạn ở một khía cạnh nào đó, ví dụ như chất lượng đầu tư, chất lượng giáo dục, chất lượng dịch vụ công, v.v.

Như vậy, cho đến nay chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tăng trưởng. Mặc dù vậy, đã có một số quan niệm về chất lượng tăng trưởng của các tác giả trong nước và quốc tế tương đố i ro net, co thê liêt kê dươi đây:

Thứ nhất, theo Cù Chí Lợi (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam [17], quan niệm cho rằng chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả. Cơ cấu tăng trưởng thể hiện ở chỉ tiêu điểm phần trăm đóng góp của các ngành vào tăng trưởng và chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của mỗi bộ phận trong 100% mức tăng trưởng. Cơ cấu tăng trưởng cũng có thể được xét theo khu vực thể chế, thành phần kinh tế, vùng lãnh thổ, và theo yếu tố sản xuất (vốn, lao động, năng suất nhân tố tổng hợp-TFP). Tính hợp lý của quan niệm này là coi chất lượng sự vật là sự biến đổi cơ cấu bên trong của sự vật, không gắn chất lượng sự vật với mục đích tồn tại, bối cảnh, môi trường, điều kiện mà sự vật tồn tại hoặc các sự vật có mối liên hệ tác động mật thiết với nhau.

Thứ hai, Chất lượng tăng trưởng theo quan niệm hiệu quả. Nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế-Tài chính Việt-Pháp (2004), Vì một sự tăng trưởng và một xã hội công bằng [6] cho rằng, tăng trưởng được hình thành theo hai phương thức: Tăng trưởng theo chiều rộng, tức là tăng trưởng có được nhờ sự tăng lên của vốn, lao động và tăng cường khai thác tài nguyên; Tăng trưởng theo chiều sâu, thể hiện ở tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, tăng cường chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ; hoàn thiện môi trường kinh doanh và môi trường phát lý, v.v. Có thể thấy, tăng trưởng theo chiều sâu hiện nay khá phổ biến ở các nước công nghiệp, nơi mà các yếu tố chiều rộng đã được khai thác ở mức cao. Còn đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng theo chiều rộng vẫn là chủ đạo. Trong quá trình phát triển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ có vai trò vượt trội so với các yếu tố truyền thông (tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động nhiều và rẻ,…). Chất lượng tăng trưởng kinh tế được hiểu theo quan niệm hiệu quả (tăng trưởng theo chiều sâu) rất cụ thể và tạo thuận lợi cho mục tiêu tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tăng trưởn .

Thứ ba, Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế-Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam [2] cho rằng chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp hoặc hàng hóa sản xuất trong nước. Tăng trưởng đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng trưởng có chất lượng cao và ngược lại.

Thứ tư, các nhà kinh tế học của OXFAM trong nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam [10] quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi của công dân và gắn liền với tăng trưởng với công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là nguồn gốc tạo thêm của cải cho xã hội. Theo quan điểm này, thước đo của chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế đáp ứng phúc lợi cho nhân dân như thế nào. Phúc lợi không chỉ thể hiện ở thu nhập bình quân đầu người mà còn là chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, cơ hội học tập và chăm lo sức khỏe. Còn công bằng xã hội thể hiện ở khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp và tỷ lệ người nghèo trong xã hội giảm bớt. Quan niệm chất lượng tăng trưởng theo phúc lợi và công bằng xã hội được cho rằng nếu quá quan tâm đến tăng trưởng mà ít chú ý đến công bằng xã hội sẽ dẫn tới bất ổn và tăng trưởng sẽ không bền vững. Ngược lại, nếu quá đề cao công bằng xã hội thì không có động lực và tiềm lực vật chất để thúc đẩy tăng trưởng. Sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ tạo ra chất lượng của tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, Quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Đặc trưng của tăng trưởng kinh tế có chất lượng được biểu hiện qua việc phát triển bền vững. Theo World Bank (Ngân hàng thế giới) (2016), Các chỉ tiêu phát triển [22], thuật ngữ “phát triển bền vững” là phát triển theo nguyên tắc “sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Phát triển bền vững phải bảo toàn và phát triển ba nguồn vốn: tài nguyên môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), vốn nhân lực (chất lượng của người lao động) và vốn vật chất (cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế). Trong đó, tài nguyên môi trường thiên nhiên hiện nay được quan tâm đặc biệt, vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia thời gian qua thường dẫn tới hủy hoại về môi trường. Các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy, mức độ ô nhiễm lúc đầu tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cho tới khi thu nhập bình quân đầu người đạt tới 12000 USD/năm. Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng thì chất lượng môi trường giai đoạn tiếp theo được cải thiện rõ rệt.

Thứ sáu, Quan niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế là thể chế dân chủ trong môi trường chính trị – xã hội của nền kinh tế; các công trình nghiên cứu của Gerybadze et al. (2010), Innovation and International Corporate Growth [55] cho rằng tác động của tăng trưởng kinh tế đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị từ lâu đã được nhìn nhận là vừa có tính tích cực, lại vừa có tính rực tiếp. cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa thu nhập đầu người và mức độ dân chủ hóa của thể chế chính trị xã hội. Cụ thể hơn, tính minh bạch, ít tham nhũng và sự tham gia của người dân vào quản lý kinh tế-xã hội sẽ tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Theo cách diễn giải của trường phái này, dân chủ chính là biểu hiện mặt chất của tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại, có thể cho rằng, chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở tính hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong việc đạt được chỉ tiêu tăng trưởng, cấu trúc tăng trưởng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và trình độ phát triển của nền kinh tế và những ảnh hưởng lan toả của nó tới các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế-xã hội.

Khái niệm chất lượng tăng trưởng

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Khái niệm chất lượng tăng trưởng

  1. Pingback: Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - Download Luận Văn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?