Hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin nhằm quản lý nợ xấu

công cụ thị trường mở

Hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin nhằm quản lý nợ xấu

Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam góp phần Hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin nhằm quản lý nợ xấu

Để tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, việc hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin là vô cùng quan trọng. NHNN cần thực hiện những việc cụ thể như sau:

– Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. NHNN Việt Nam cũng cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng, tiến tới việc yêu cầu minh bạch và công khai thông tin trên thị trường tài chính.

– Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. Đối với các ngân hàng, NHNN cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập của một tổ chức có uy tín do NHNN chỉ định. Định kỳ, NHNN cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
độc lập, NHNN cũng cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải đặt dưới sự giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng này cũng phải được xây dựng phù hợp với Hiệp ước Basel.

Đồng thời, NHNN cũng cần phải tăng cường các quy chế về việc công bố và công khai thông tin, từ việc khuyến khích đến các biện pháp mạnh tay hơn mang tính bắt buộc, từ đó nâng cao chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin trên thị trường tài chính. Uỷ ban Basel đã có văn bản trình bày hướng dẫn về việc công bố thông tin về RRTD tại tổ chức hoạt động của ngân hàng và thảo luận các nhu cầu thông tin giám sát có liên quan. Sáng kiến này cũng là một phần trong công việc của Uỷ ban nhằm tăng cường tính minh bạch của ngân hàng và kỉ luật thị trường bằng cách khuyến khích các ngân hàng cung cấp cho các bên tham gia thị trường và công chúng những thông tin vể tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động, các hoạt động kinh doanh và rủi ro của một ngân hàng. Theo báo cáo này thông tin về RRTD phải phù hợp và kịp thời, đáng tin cậy, so sánh được, quan trọng, toàn diện, và không độc quyền. Theo Basel II, công bố thông tin là yêu cầu kỉ luật của thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó đối với các thành viên tham gia thị trường. Nguyên tắc 21 yêu cầu một cách dứt khoát rằng, “các thanh tra ngân hàng phải được hài lòng rằng những thông tin công bố thường xuyên của ngân hàng dựa vào những báo cáo tài chính phải phản ánh đúng tình trạng của nó”. Công bố thông tin liên quan đến nhiều vấn đề kể cả việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tinh thần cơ bản của trụ cột 3 là thông tin TCTD công bố phải phản ánh được tình hình tài chính của mình trong đó yêu cầu đủ vốn là yêu cầu đầu tiên, sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng để đảm bảo minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củng cố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Việc minh bạch hóa, công khai hóa các hoạt động của ngân hàng sẽ là liều thuốc giúp hệ thống ngân hàng trở nên vững mạnh. Tại các quốc gia mà hệ thống kế toán, cơ chế công khai thông tin và khuôn khổ pháp lý gây trở ngại cho việc thực hiện kỷ cương thị trường và thực thi hoạt động giám sát hiệu quả sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh cũng như gây tổn hại tới lợi nhuận của ngân hàng.

Ngoài ra, NHNN cũng cần có quy định hạn chế các NHTM niêm yết cung cấp các thông tin ngẫu hứng và tùy tiện, đặc biệt công bố thông tin không qua đường chính thống nhằm hạn chế các thông tin thừa và ngoài luồng. Các thông tin kết quả tài chính ngoài thông tin quý và năm muốn được công bố cũng bắt buộc phải được soát xét. Kết quả xếp hạng tín dụng của các ngân hàng cũng nên thường xuyên được công khai trên các phương tiện truyền thông và kết quả này nếu do các tổ chức xếp hạng tín dụng thực hiện thì cần được thẩm định hai năm một lần.

Achentina cũng như các nước thuộc liên minh Châu Âu gần đây đều yêu cầu các ngân hàng phải được xếp hạng bởi các cơ quan xếp hạng tín dụng độc lập. Trong khi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị các chỉ số đánh giá xếp hạng tín dụng, thì những kết quả xếp hạng các ngân hàng do các tổ chức quốc tế độc lập thực hiện sẽ khuyến khích quản trị tốt và kiểm soát rủi ro nội bộ nghiêm túc hơn.

Trong cách thức công khai thông tin cũng cần phải có một quy chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng thông tin ngân hàng. Các báo cáo tài chính phải được xây dựng phù hợp với IAS và theo mẫu báo cáo thống nhất. Như vậy, hiệu quả của việc công khai thông tin mới được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các ngân hàng với nhau. Quy định báo cáo nhất thiết phải chuyển sang chế độ PDF và quy định phông chữ, cỡ chữ thống nhất để tăng cường tính chuyên nghiệp. Ngoài ra, cũng nên quy định báo cáo thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này sẽ giúp tạo một môi trường đầu tư bình đẳng và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài và có lợi cho bản thân tính thanh khoản cổ phiếu của từng NHTM.

Hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin nhằm quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Hoàn thiện và minh bạch hệ thống thông tin nhằm quản lý nợ xấu

  1. Pingback: Kiến nghị với Chính phủ để quản lý các khoản nợ xấu của các ngân hàng | luanantiensiaz

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?