Hình thức mua bán nợ xấu

Hiệu quả đầu tư phát triển

Mua bán nợ xấu có các hình thức sau:

– Mua bán nợ xấu thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Việc bán đấu giá được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc do công ty mua bán nợ có chức năng đấu giá thực hiện. Thông tin về việc bán đấu giá phải được niêm yết, thông báo công khai. Giá mua bán nợ thành công là mức giá mua cao nhất và tối thiểu phải bằng mức giá khởi điểm.

– Mua bán nợ xấu bằng cách thương lượng, đàm phán trực tiếp giữa bên mua nợ và bên bán nợ xấu. Giá mua bán nợ do hai bên thỏa thuận trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi nợ của khoản vay và tài sản bảo đảm của khoản vay.

Mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt: đây là hình thức TCTD bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ và công ty mua bán nợ trả cho các TCTD bằng trái phiếu đặc biệt do công ty mua bán nợ là chủ thể phát hành. Trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, mệnh giá trái phiếu đặc biệt có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu theo quy định của nhà nước. Hình thức mua bán nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt thường được các công ty mua bán nợ của Nhà nước áp dụng, vì vậy khi mua bán nợ xấu bằng hình thức này, khoản nợ xấu phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định (có tài sản bảo đảm; khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp, có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ). Trái phiếu đặc biệt thường được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

– Mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường: Đây là hình thức mua bán nợ xấu mà giá mua nợ xấu được xác định trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại theo giá thị trường. Khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, công ty mua bán nợ phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu. Thông thường khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, khoản nợ đó khi mua phải được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại.

– Mua bán nợ xấu theo chỉ định của cấp có thẩm quyền: Theo hình thức này giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

– Mua bán nợ xấu thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A): Các chủ thể khi tham gia mua bán sáp nhập có những mục đích khác nhau. Trong trường hợp này, mua bán sáp nhập được diễn ra giữa TCTD có tình hình tài chính lành mạnh với các TCTD yếu kém nhằm mục đích xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính của TCTD yếu kém. Về bản chất khi mua lại toàn bộ tài sản của TCTD yếu kém là đã bao gồm việc mua lại các khoản nợ xấu của TCTD đó. Sự thành công của mua bán sáp nhập giữa các TCTD trên hết là tạo ra lợi ích của các bên, đồng thời đem lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội.

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?