Mục lục
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành
Giới thiệu về cây đậu nành
Đậu nành là một loại cây trồng ngắn ngày, có nhiều tác dụng như: cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc, nông sản xuất khẩu và cây luân, xen canh cải tạo đất tốt.
Cây đậu nành với tên khoa học là Glycin max(L) Merrill, là một trong số cây trồng có lịch sử lâu đời nhất của loài người.
Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda(1993) và về sau nhiều nhà khoa học khác cũng đã thống nhất rằng, đậu nành có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc) xuất phát từ một loại đậu nành dại, thân mảnh, dạng dây leo, tên khoa học G. soja Sieb & Zucc (t. Hymovits, 1970). Trong một số công trình nghiên cứu, các nhà khoa học dùng tên G.usuriensis để thay cho tên trên. Từ Trung Quốc, đậu nành lan truyền dần khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, vảo khoảng 200 năm trước công nguyên, đậu nành đã được đưa vào Triều Tiên và sau đó được phát triển sang Nhật. Đến giữa thế kỉ 17, đậu nành mới được nhà thực vật học người Đức Engelbert Caempfer đưa về Châu Âu và đến năm 1954 đậu nành mới được du nhập vào Mỹ.
Đậu nành là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất của thế giới, đứng hàng thứ tư sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Năm1994, sản lượng bột protein và bột lấy dầu từ đậu nành trên toàn thế giới tương ứng là 80,2 triệu tấn và 78,1 triệu tấn.
Do khả năng thích ứng khá rộng nên nó được trồng khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ 73,03% tiếp đến là châu Á 23,15%… Hằng năm trên thế giới trồng khoảng 54 – 56 triệu ha đậu nành (1990 – 1992) với sản lượng khoảng 13–114 triệu tấn. Thời kỳ năm 1990 – 1992 so với thời kì từ năm 1979 – 1981, sản lượng đậu nành đă tăng lên 26,1% còn diện tích sử dụng tăng 8,8% (FAO, 1992).
Hiện nay 88% sản lượng đậu nành thế giới được tập trung ở 4 quốc gia: Mỹ (52%), Brazil (17%), Argentina (10%), Trung Quốc (9%). Phần còn lại phân bố ở các nước sau: Canada, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Bắc & Nam Triều Tiên, Mexico, Paraguay, Rumani và Nga.
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành:
Đậu nành được nhiều nhà khoa học xem như là chìa khóa để giải quyết nạn thiếu protein trong dinh dưỡng của con người. Theo Đỗ Tất Lợi, đậu nành còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường, suy nhược thần kinh, suy nhược dinh dưỡng …
Chất lượng đậu nành của nước ta tương đối tốt, protein khoảng 38–40%, trọng lượng 1000 hạt: 90–120g, hạt vàng hoặc xanh, rốn hạt nâu hoặc đen. Một số giống mới chọn gần đây có cải thiện hơn về chất lượng: hạt vàng, tròn, rốn trắng, ít nứt, trọng lượng 1000 hạt: 180–270g protein 43–47%.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt đậu nành (theo Sinha Sk, 1979):
Loại hạt |
Calorie |
Protein (g) |
Lipid (g) |
Glucid (g) |
Xơ (g) |
Tro (g) |
Hạt xanh |
436 |
40,8 |
17,9 |
35,8 |
6,0 |
5,3 |
Hạt trắng |
444 |
39,0 |
19,6 |
35,5 |
4,7 |
5,5 |
Hạt vàng |
439 |
38,0 |
17,1 |
40,3 |
4,9 |
4,6 |
Đậu nành có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó đậu nành có màu vàng là tốt nhất nên được trồng và sử dụng nhiều.
Hạt đậu nành có ba bộ phận:
- Vỏ hạt chiếm 8% trọng lượng hạt.
- Phôi chiếm 2%.
- Tử diệp chiếm 90%.
Thành phần hóa học trong các thành phần của hạt đậu nành (theo Kitrigin, 1981):
Thành phần hạt |
Lipid % |
Protein % (Nx6,25) |
Hydrate cacbon % |
Tro % |
Tử diệp |
23 |
43 |
29,0 |
5 |
Phôi |
11 |
41,1 |
43,0 |
4,4 |
Vỏ hạt |
1 |
8,8 |
86,0 |
4,3 |
Thành phần hóa học của đậu nành thay đổi tùy loại đậu, thời tiết, đất đai, điều kiện trồng trọt. Có loại chứa hàm lượng protein lớn hơn 50%, lipid lớn hơn 22%.
2.1. Protein và thành phần acid amin :
Hàm lượng protein tổng dao động trong hạt đậu nành từ 29,6–50,5%, trung bình là 36–40%. Các nhóm protein đơn giản (% so với tổng số protein): albumin (6–8%), globulin (25–34%), glutelin(13–14%), prolamin chiếm lượng nhỏ không đáng kể.
Về giá trị protein, đậu nành đứng hàng đầu về đạm nguồn gốc thực vật và không những về hàm lượng protein cao mà cả về chất lượng protein. Protein đậu nành dễ tan trong nước và chứa nhiều acid amin không thay thế như lysin, tryptophan. Trừ methionin và cystein hơi thấp còn các acid amin khác của đậu nành có thành phần giống thịt.
Thành phần các acid amin trong protein đậu nành:
Loại acid amin |
Phần trăm% |
Isoleucine |
1,1 |
Leucine |
7,7 |
Lysine |
5,9 |
Methionine |
1,6 |
Cystein |
1,3 |
Phenylalanine |
5,0 |
Threonine |
4,3 |
Tryptophane |
1,3 |
Valine |
5,4 |
Histidin |
2,6 |
2.2. Lipid :
Chất béo trong đậu nành dao động từ 13,5–24%, trung bình 18%. Chất béo đặc trưng chứa khoảng 6,4–15,1% acid béo no (acid stearic, acid acid archidonic) và 80–93,6% acid béo không no (acid enoleic acid linolenic, acid linolenic, acid oleic).
Trong dầu đậu nành còn chứa một lượng nhỏ phosphatid, đặc biệt nhiều lecinthin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, sung sức, tăng trí nhớ, tái sinh mô, cứng xương, tăng sức đề kháng.
2.3. Carbohydrates:
Glucid trong đậu nành khoảng 22–35,5%, trong đó 1–3% tinh bột. Carbohydrates được chia làm 2 loại: loại tan trong nước chiếm khoảng 10% và loại không tan trong nước.
Thành phần carbohydrat trong đậu nành :
Loại |
Phần trăm % |
Cellulose |
4,0 |
Hemicellulose |
15,4 |
Stachyose |
3,8 |
Rafinose |
1,1 |
Saccharose |
5,0 |
Các loại đường khác |
5,1 |
2.4. Chất tro:
Chất tro trong đậu nành từ 4,5–6,8%. Nếu tính theo phần trăm chất khô toàn hạt thì thành phần tro như sau :
P2O5 0,6–2,18% SO3 0,41–0,44%
K2O 1,91–2,64% Na2O 0,38%
CaO 0,23–0,63% Cl 0,025%
MgO 0,22–0,55% Chất khác 1,17%
Ngoài ra còn có các nguyên tố khoáng khác: Al, Fe, I, Mn, Cu, Mo…
2.5. Vitamin:
Đậu nành chứa nhiều vitamin khác nhau, trừ vitamin C và vitamin D. Thành phần vitamin như sau :
Vitamin |
Hàm lượng |
Vitamin |
Hàm lượng |
Thiamin |
11–17,5 % |
Inociton |
2300 mg% |
Riboflavin |
3,4–3,6 % |
Vitamin A |
0,18–2,43 % |
Niacin |
21,4–23 mg/g |
VitaminE |
1,4 mg% |
Pyrydin |
7,1–12 mg/g |
Vitamin K |
1,9 mg% |
Biotin |
0,8 mg/g |
Vitamin B1 |
0,54 mg% |
A.patothentic |
13–21,5 mg/g |
Vitamin B2 |
0,29 mg% |
A.folic |
1,9 mg/g |
Vitamin PP |
2,3 mg% |
Một số enzyme trong đậu nành:
Urease: chống lại sự hấp thụ các chất đạm qua hàng ruột do đó không nên ăn đậu nành sống.
Lipase: thủy phân glyceric tạo thành glycerin và acid béo.
Phospholipase: thủy phân ester của acid acetic.
Amylase: thủy phân tinh bột, b-amylase có trong đậu nành với số lượng khá lớn.
Lipoxygenase: xúc tác phản ứng chuyển H2 trong acid béo.
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT