Đô thị là gì?
Quá trình phát triển của sự phân công lao động xã hội gắn liền với việc hình thành các hình thức cư trú mới của con người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 phương thức sản xuất, phương thức sản xuất sau bao giờ cũng tiến bộ hơn phương thức sản xuất trước nó, tương ứng với mỗi phương thức sản xuất việc hình thành các hình thức cư trú càng về sau càng tiến bộ và đa dạng hơn các hình thức cư trú trước đó. Hình thức cư trú ban đầu của các bộ lạc người cổ đại là ở trong các hang, hốc, nhà lều, lán tạm bợ, tiến đến hình thức cư trú tập trung thành các khu dân cư mang tính cộng đồng kiểu làng, bản, thôn, ấp của xã hội phong kiến. Đến giai đoạn TBCN, trên cơ sở phát triển của LLSX xã hội, các cuộc cách m¹ng trong công nghiệp và các thành tựu to lớn của khoa học kỹ thuật, đô thị được hình thành và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Vì vậy có quan niệm cho rằng: đô thị là nơi tập trung dân cư, lao động đông đúc, có mật độ dân cư cư trú cao và tính không thuần nhất về xã hội mà chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Những người này sống và làm việc theo một phong cách lối sống thành thị – đó là lối sống đặc trưng bởi mét sè đặc điểm như: lao động chủ yếu trong các ngành phi nông nghiệp, nhu cầu về đời sống tinh thần cao, có điều kiện để tiếp thu nhanh chóng nền văn minh tiên tiến của nhân loại, là nơi được đầu tư cao về hệ thống cơ sở HTKT và dịch vụ công cộng, nhằm đảm bảo cho điều kiện sống và làm việc của cư dân được thuận lợi. Cũng có quan niệm cho rằng: đô thị là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hoá (buôn bán) giữa những người tách ly khỏi lao động sản xuất (hoặc là bộ phận dân cư làm nghề lưu thông trao đổi hµng hoá giữa người sản xuất và người tiêu dùng). Tuy nhiên quan niệm này chưa khái quát đầy đủ được cơ sở hình thành và các yếu tố tồn tại phát triển của đô thị.
Qua mỗi giai đoạn phát triển, đô thị dần trở thành nơi cư trú tập trung của những cộng đồng dân cư lớn và rất lớn, vì thế yêu cầu kiểm soát, quản lý các hoạt động và các quan hệ phát triển đòi hỏi rất cao cả về các vấn đề kinh tế, chính trị, hành chính, xã hội. Ở thời kỳ tiền công nghiệp phần lớn đất đô thị được sử dụng để xây dựng các công sở và làm nơi cư trú, dân số đô thị gia tăng, mà lực lượng bổ sung chính vẫn là dân cư nông nghiệp bị mất ruộng đất đổ ra các đô thị làm thuê. Đến cuối thể kỷ 18, nhờ có các tiến bộ vượt bậc trong phát triển LLSX, trong việc nâng cao sản lượng hàng hoá, các đô thị trên thế giới phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các đô thị đã thực sự trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hoá của một vùng hay một khu vực và có mật độ dân cư dày đặc. Một số quốc gia do có giai đoạn bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây, chịu ảnh hưởng bởi chính sách hạn chế phát triển thuộc địa của quốc gia xâm lược (các quốc gia xâm lược thường có xu hướng cản trë đô thị hoá ở thuộc địa), vì thế tiến trình phát triển đô thị ở các quốc gia này rất chậm chạp (trong đó có Việt Nam).
Trong thời kỳ hậu CNH, đã xuất hiện một xu hướng mới trong qui hoạch chiến lược phát triển đô thị: ở các nước phát triển, Nhà nước tạo ra mọi điều kiện cho dân chúng xây dựng nhà ở và làm ăn tại những vùng đất mới, đã hình thành các đô thị nhỏ và vừa, c¸ch không xa đô thị trung tâm (còn gọi là các đô thị vệ tinh). Xu thế này góp phần thực hiện chiến lược đô thị hóa nông thôn một cách toàn diện. Một số quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có chiến lược phát triển đô thị theo hướng vừa tiếp tục đầu tư phát triển các khu đô thị cũ, bằng cách nâng cấp HTKT đô thị. Đồng thời mở rộng qui mô về diện tích đất đô thị và theo đó là qui mô dân số, nhưng vẫn ưu tiên cho việc hoạch định các khu đô thị mới hoàn toàn, trên cơ sở xây dựng các cụm công nghiệp, thương mại tập trung, nhằm tạo ra các trung tâm kinh tế trọng điểm có tính chất đầu tàu, hoặc làm ngòi nổ cho nền kinh tế của một vùng hay toàn bộ quốc gia (ví dụ đặc khu kinh tế Thẩm Quyến của Trung Quốc hay Khu công nghiệp Dung Quất của Việt Nam).
Từ những phân tích ở trên, luận án đưa ra khái niệm về đô thị là: đô thị là điểm tập trung dân cư mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển; là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một khu vực hay trong phạm vi cả nước.
Các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau cũng có các qui định về qui mô và cách ph©n loại khác nhau đối với các đô thị (chủ yếu để sử dụng trong quản lý hành chính hoặc phục vụ mục tiêu quản lý hành chính). Tuy nhiên về cơ bản, để phân biệt đô thị với nông thôn hoặc đô thị lớn hay nhỏ, đô thị hiện đại hay đô thị kém phát triển…, người ta đưa ra một số tiêu chuẩn sau:
– Qui mô điểm dân cư đô thị có ít nhất 5000 người sống (ở các vùng miền núi hoặc vùng sâu vùng xa có thể ít hơn).
– Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trở lên so với tổng số người trong độ tuổi lao động, là nơi tập trung các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại.
– Cơ sở HTKT và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị phải hoàn thiện đồng bộ và hiện đại.
– Có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay trong phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia.
– Có mật độ cư trú được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc trưng của từng vùng.
Ngoài ra còn có thể phân loại đô thị căn cứ vào tính chất, qui mô và vị trí của nó trong hệ thống đô thị quốc gia: thành phố công nghiệp; thành phố văn ho¸, thương mại du lịch; thành phè khoa học hoặc đào tạo…. Phổ biến hiện nay trên thế giới thường sử dụng phương pháp phân loại đô thị theo qui mô dân số – đô thị nhỏ có qui mô dân số từ 5000 – 20000 người; đô thị trung bình có dân số từ 20000 – 100000 người; đô thị lớn có dân số từ 100000 – 50 vạn người; đô thị cực lín có dân số từ 50 vạn tới 1 triệu người; siêu đô thị có dân số trên 1 triệu dân. Trên thế giới có những thành phố như thủ đô của Mêhicô, thủ đô của Braxin hay thủ đô của Nhật Bản có dân số từ 18 – 20 triệu dân. Ở nước ta có các đô thị đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh (4,5 triệu dân), thành phố Hà Nội (3,2 triệu dân). Nếu phân chia theo tính chất hành chính, đô thị được phân thành: thủ đô, thủ phủ của bang, thành phố, thị xã, phường, thị trấn… (thµnh phố Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam).
Các đô thị cổ ở Việt Nam hình thành từ rất sớm, đó là kinh đô của các triều đại phong kiến như: Cổ Loa, Hoa Lư, Huế, Kinh thành Thăng Long – Hà Nội… Từ ngày 02/9/1945 Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và từ năm 1976 là Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam cho đến nay. Hiện nay, hệ thống đô thị ở nước ta đã phát triển thành mạng lưới đô thị trải khắp các vùng với số lượng hơn 656 đô thị, trong đó có 2 thành phố đặc biệt, 2 thành phố loại I, 10 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 59 đô thị loại IV và 570 đô thị loại V. Thống kê phân loại theo phân cấp quản lý hành chính, cả nước có 5 thành phố trực thuộc TW; 82 thành phố thị xã thuộc tỉnh, còn lại là các thị trấn. Bên cạnh đó, trên địa bàn cả nước đã và đang thành lập khoảng 90 khu công nghiệp tập trung, 22 khu đô thị mới và 18 khu kinh tế cửa khẩu, góp phần mở rộng mạng lưới đô thị quốc gia, đồng thời tạo tiền đề cho sự tăng trưởng đô thị tại các vùng biên giới và vùng ven biển. Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay cũng đã có những tác động lớn tới quá trình phát triển của các đô thị, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống đô thị, làm biến đổi quan trọng cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động nghề nghiệp, cơ cấu các ngành kinh tế và xuất hiện những hình thái mới của lối sống thành thị trong những điều kiện mới.
Đô thị là gì?
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Quan niệm về đô thị hoá - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Quan niệm về đất đai đô thị - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ