Chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng trong các trường đại học và cao đẳng

An Binh Commercial Joint Stock Bank

Chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng trong các trường đại học và cao đẳng

Vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực luôn được cả xã hội quan tâm. Nhiều cuộc hội thảo gần đây kể cả nhà tuyển dụng và nhà trường đều cho rằng chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Phần lớn các ngân hàng đều than phiền khi nhận sinh viên ra trường đều phải đào tạo lại. Qua tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành ngành GD&ĐT đều cho rằng hiện nay quy mô đào tạo quá lớn nhưng chất lượng giảm sút nghiêm trọng. Theo chúng tôi trong hệ thống đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng bộc lộ một số điểm yếu:

– Cung đã vượt xa cầu. Điều này đã được dự báo trước nhưng chưa có giải pháp để điều chỉnh. Hiện nay cả nước có 416 trường Đại Học, Cao Đẳng trong đó có 248 trường có đào tạo ngành tài chính, ngân hàng. Số lượng sinh viên tài chính ngân hàng trong các trường chiếm tỷ lệ khá cao.Theo số liệu của viện nhân lực ngân hàng tài chính (BTCI) và tập đoàn Hay Groupsoos lượng sinh viên trong ngành ra trường trong năm học 2012 – 2013 khoảng 29.000 đến 32.000 và đến năm 2016 là 61.000 người. Số sinh viên được tuyển dụng khoảng 15.000 đến 20.000 người. Theo dự báo trong số 29.000 sinh viên được đào tạo trong năm 2012 chỉ có hơn một nửa đủ điều kiện tuyển dụng. Như vậy để TCC, ngành ngân hàng còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là có cơ sở. Nếu các cơ sở đào tạo không thay đổi tư duy đào tạo nhân lực thì đến 2015 lao động chất lượng cao trong các ngân hàng sẽ thiếu trầm trọng. Một số lĩnh vực chuyên sâu thiếu nhân lực, các ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài. Có ba vị trí các ngân hàng khó tuyển hiện nay là quản trị rủi ro, quản lý và đầu tư.

– Đào tạo dễ dãi cả đầu vào và đầu ra. Hầu hết các ngân hàng đều cho rằng khi nhân sinh viên ra trường vào làm, công ty phải mất 3-4 tuần đào tạo lại mới có thể đáp ứng được công việc. Ông Võ Tấn Hoàng Văn phó tổng giám đốc Emst & Young Việt Nam nhận xét “ thực tế cho thấy kiến thức tổng quát của sinh viên Việt Nam có vấn đề, rất ít sinh viên ngân hàng nắm vững luật các tổ chức tín dụng là gì”. Như vậy sự giảm sút chất lượng đầu ra là do “chuệch choạc” ở khâu đầu tiên là đào tạo. Có thể chỉ ra một số hạn chế lớn của các tân cử nhân tài chính ngân hàng hiện nay như sau:

– Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng làm việc nhóm còn rất yếu. Thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày thuyết phục.

– Phần lớn nhân viên mới vào rất ngỡ ngàng với công việc của Ngân hàng. Do chưa được tiếp xúc thực tế nên chưa hình dung được các vị trí mà mình sẽ đảm nhận vì thế rất lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, tính chủ động không có.

– Thiếu kiến thức ngân hàng, nhất là những kiến thức về một số dịch vụ mới.

– Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặc biệt khi rơi vào những tình huống nhạy cảm, mâu thuẫn về lợi ích.

– Thiếu khả năng tư duy sáng tạo, vì vậy không thể độc lập giải quyết được vấn đề mới nẩy sinh.

– Trình độ tiếng Anh chưa còn hạn chế, khó khăn khi giao dịch với khách hàng nước ngoài.

Nguyên nhân

– Sự yếu kém trong đào tạo nguồn nhân lực do đâu? Đa số cho rằng chất lượng đầu vào của sinh viên ngành ngân hàng ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều thấp (15-16 điểm), thậm chí có trường lấy xuống sát điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Đáng lẽ ra ngành ngân hàng phải dành cho những học sinh học loại giỏi hoặc xuất sắc ở phổ thông thi vào. Các trường Đại học, Cao đẳng trong những năm gần đây đã mở rộng quy mô đào vì thế để tuyển đủ chỉ tiêu, các trường phải hạ thấp điểm đầu vào. Ngành ngân hàng đươc xã hội ưa chuộng vì vậy số sinh viên ngày càng đông. Điều đó dẫn đến hệ lụy là chất lượng đầu vào phải giảm. Chất lượng đầu vào giảm dẫn đến chất lượng đầu ra giảm.

– Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hội nhập quốc tế. Ngành ngân hàng tính liên thông quốc tế rất cao đòi hỏi phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Đối với một số cơ sở đào tạo mới thành lập chưa đủ giảng viên có trình độ cao để đào tạo. Phần lớn giảng viên ngoại ngữ và công nghệ thông tin năng lực hạn chế, thiếu giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành. Khoảng 1% giảng viên ngoại ngữ được đào tạo đại học ở nước ngoài. Mà đáng lẽ phải có 80% số này được tu nghiệp ở nước ngoài. Đối với các môn học nghiệp vụ đội ngũ giảng viên còn trẻ, chưa có kinh nghiệm. Mặt khác chất lượng giảng viên còn hạn chế cả chuyên môn và kỹ năng nghề. Phần lớn các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc không muốn làm giảng viên vì thu nhập thấp, môi trường công chức chưa lành mạnh, chưa có chế độ ưu đãi đối với người giỏi.

– Chương trình đào tạo vừa rườm rà, nặng nề, thiếu tính hiện đại, liên thông quốc tế. Chương trình đào tạo ngành ngân hàng các trường trong hệ thống hiện nay thiết kế tương đối giống nhau. Về kiến thức vẫn còn những môn học của thời kỳ bao cấp. Một số môn đã lạc hậu hoặc chồng chéo với môn học khác nhưng vẫn có trong chương trình.Theo tư duy đào tạo trên diện rộng “ học một nghề làm được nhiều nghề”; đã giảm đi tính chuyên nghiệp. Thời gian bố trí thực tập 5 tuần cho cả khóa học không đủ để sinh viên am hiểu thực tế. Vì vậy nhiều sinh viên khi ra trường rất kém kỹ năng thực hành.

-Về phương pháp giảng dạy “ theo hệ thống tín chỉ” mặc dầu đã có thay đổi so với trước đây nhưng chưa mang lại hiệu quả thực sự. Giảng viên vẫn dạy theo cách cũ. Kế hoạch đào tạo vẫn chưa khắc phục được hạn chế của cách dạy “ theo niên chế”.Ví dụ không có phòng thực hành chuyên môn,thiếu giáo viên hướng dẫn thực hành. Học theo nhóm vẫn rất hạn chế. Cách thức tổ chức học và thi cử chưa tạo cho sinh viên chủ động lựa chọn. Học tập trung, thi tập trung là phương thức điều hành không thích hợp đối với học chế tín chỉ. Cách học và thi cử vẫn mang tính thụ động đối với sinh viên. Trong khi đó việc đăng ký học rất khó khăn. Nhiều sinh viên không tích lũy đủ vì không có lớp để học.

– Chất lượng đầu ra của các cử nhân ngân hàng, tài chính chưa được kiểm định, chưa sàng lọc kỹ. Các trường thiếu công cụ đánh giá sản phẩm đầu ra khách quan hữu hiệu. Cách đánh giá bằng con điểm, qua bài thi chưa phản ánh đúng năng lực, thiếu chính xác.

– Chưa có sự tham gia của hệ thống ngân hàng vào việc đào tạo nguồn nhân lực. Hai bên chưa có sự cam kết giữa các Trường và ngân hàng về hợp tác đào tạo, sử dụng. Lẻ ra các ngân hàng phải “ đặt hàng” cho các cơ sở đào tạo về số lượng và chất lượng. Quan hệ giữa đào tạo và sử dụng mang tính tự phát. Trong quá trình đạo tạo phải gắn kết giữa ngân hàng và nhà trường. Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phải định kỳ báo cáo chuyên đề cho sinh viên. Khi sinh viên thực tập cần được các ngân hàng cử người hướng dẫn tận tình chu đáo.

Chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành ngân hàng trong các trường đại học và cao đẳng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?