Các trụ cột cơ bản của chính sách lạm phát mục tiêu

cấu trúc vốn

Các trụ cột cơ bản của chính sách lạm phát mục tiêu

Các trụ cột cơ bản là những yếu tố tiên quyết trong một khuôn khổ lạm phát mục tiêu, thể hiện đặc trưng của khuôn khổ CSTT này. Nhìn vào những yếu tố này ta có thể nhận thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa lạm phát mục tiêu và các khuôn khổ CSTT khác. Xác định được các trụ cột cơ bản của lạm phát mục tiêu cũng là căn cứ để có thể phân tích được các điều kiện cần thiết để thực hiện khuôn khổ CSTT này.

Bernanke (2003) đã chỉ ra trụ cột của lạm phát mục tiêu bao gồm hai yếu tố: Một khuôn khổ để thực thi CSTT và một cơ chế truyền thông hiệu quả. Khuôn khổ CSTT ở đây phải đảm bảo quy định rõ ràng các nội dung như: làm thế nào để xác định được mục tiêu lạm phát; những cơ chế nào để cân bằng giữa các quy tắc cố định trong điều hành CSTT và sự biến động của những yếu tố thuộc về thị trường, chẳng hạn như nhu cầu vốn; trách nhiệm của NHTW đối với các vấn đề tăng trưởng và việc làm trong ngắn hạn… Trụ cột thứ hai của lạm phát mục tiêu là một chương trình truyền thông hiệu quả, trong đó NHTW phải có sự kết nối thường xuyên đối với các nhà làm chính sách, thị trường tài chính và công chúng. Một chương trình truyền thông như vậy phải khẳng định được quyết tâm mạnh mẽ của NHTW đối với việc đạt được mục tiêu lạm phát, cũng như đưa ra những dự báo của NHTW đối với nền kinh tế. Bernanke cho rằng, CSTT sẽ có hiệu quả nhất khi công chúng tin tưởng vào cam kết của NHTW về ổn định giá [6].

Trong nghiên cứu của TS.Tô Ánh Dương, có 4 trụ cột cơ bản của CSTT lạm phát mục tiêu được đưa ra bao gồm: Tính minh bạch, chiến lược truyền thông, Công bố thông tin, và trách nhiệm giải trình. Tính minh bạch của CSTT đòi hỏi NHTW phải minh bạch trong mục tiêu của chính sách và cơ chế truyền tải tiền tệ giữa hành động chính sách của NHTW và các biến mục tiêu, cũng như minh bạch trong việc đánh đánh giá triển vọng của hoạt động kinh tế và lạm phát. Trong chiến lược truyền thông, NHTW phải khẳng định được vai trò của mục tiêu lạm phát thấp và ổn định là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng cho nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh. Đồng thời NHTW cũng cần khẳng định CSTT là phương tiện cận thiết nhưng không đủ để đạt được các mục tiêu kinh tế. Công bố thông tin là hoạt động quan trọng để đạt được sự minh bạch trong điều hành chính sách. Đồng thời nhân tố chủ chốt thứ hai thúc đẩy xu hướng minh bạch là trách nhiệm giải trình lớn hơn đóng vai trò quan trọng hơn trong một khuôn khổ ủng hộ tính độc lập của NHTW[3]. Như vậy, quan điểm của tác giả Tô Ánh Dương chủ yếu xoay quanh tính minh bạch của khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu – cũng đồng quan điểm như những nghiên cứu của các tác giả quốc tế như Bernanke đã chỉ ra. Trách nhiệm giải trình của NHTW cũng được đề cập như là yếu tố quan trọng nhất trong cơ chế thực hiện CSTT dưới khuôn khổ LPMT, tuy nhiên các yếu tố khác thì không được đề cập đến như làm cách nào để xác định chính xác mục tiêu lạm phát, cách thức đưa ra dự báo lạm phát và xác định độ lệch dự báo lạm phát như một biến trung gian của khuôn khổ CSTT, các cơ chế truyền dẫn CSTT cũng như sự lựa chọn của NHTW khi có sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm khuổn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu[/message]

Dựa trên khái niệm về lạm phát mục tiêu cũng như những điểm khác biệt rõ nét của khuôn khổ CSTT tiền tệ này so với các khuôn khổ CSTT trước đó, NCS cho rằng, các trụ cột cơ bản của lạm phát mục tiêu bao gồm 3 yếu tố: xác định mục tiêu lạm phát và dự báo lạm phát là trụ cột để đưa ra định hướng đối với CSTT; cam kết và trách nhiệm giải trình của NHTƯ và hiểu biết của công chúng là những trụ cột để đảm bảo thực thực thi CSTT. Cụ thể như sau:

– Xác định mục tiêu lạm phát và dự báo lạm phát. Đây là trụ cột quan trọng bắt buộc phải có trong chính sách lạm phát mục tiêu, kể cả các biến thể của nó. Cách thức xác định mục tiêu lạm phát như được đề cập trong nghiên cứu của Bernanke, phải được quy định một cách rõ ràng trong một khuôn khổ thực thi CSTT, đồng thời phải được công bố minh bạch cho công chúng biết bao gồm cả phương pháp xác định cũng như chỉ số mục tiêu lạm phát trong từng thời kỳ. Các quy định cũng cần nói rõ mục tiêu lạm phát có thể được đưa ra bởi ai (NHTW, hay Chính phủ, hay Quốc hội hay bất cứ một hội đồng nào khác)? Mục tiêu lạm phát được xác định như vậy phải đảm bảo cân bằng giữa các nguyên tắc cố định trong CSTT quốc gia, đồng thời có sự linh hoạt phù hợp với những diễn biến của các yếu tố trong nền kinh tế như nhu cầu của thị trường, tốc độ tăng trưởng… NHTW cũng cần phải nghiên cứu để đưa ra các mức dự báo lạm phát làm cơ sở cho thị trường thấy được chiều hướng tiến triển cũng như hiệu lực của chính sách. Các dự báo như vậy phải đảm bảo được tính hợp lý (có phương pháp phù hợp và phương pháp này phải được công bố công khai). Cả mục tiêu lạm phát và mức dự báo lạm phát đều phải được công bố dưới hình thức một con số, hay một khoảng mục tiêu công khai ra công chúng và những chỉ số này có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu.

– Cam kết và trách nhiệm thực thi của NHTW. chính sách lạm phát mục tiêu gắn với một cam kết mạnh mẽ của NHTW về việc đạt được các mục tiêu về lạm phát. Trong đó, NHTW cần khẳng định họ chỉ hướng tới một mục tiêu duy nhất là mức lạm phát thấp và ổn định, hay có bất kỳ một sự đánh đổi nào với các mục tiêu khác như tăng trưởng và việc làm hay không? NHTW có khả năng đến đâu, hay tính độc lập như thế nào trong sử dụng các công cụ của CSTT để thực thi mục tiêu lạm phát? Những cam kết như vậy cũng cần nói rõ cách thức mà NHTW có thể đối phó trước các cuộc khủng hoảng, họ có thể kiên định mục tiêu về lạm phát hay không và đạt được mục tiêu ấy bằng những cách thức như thế nào. Để nâng cao trách nhiệm thực thi của NHTW thì cơ chế giải trình cũng được đưa ra. Một số cơ chế cụ thể về trách nhiệm giải trình trong khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu thường được sử dụng ở các nước như thư ngỏ và điều trần trước quốc hội. Thư ngỏ thường là thư của Thống đốc NHTW viết thay mặt Ủy ban CSTT gửi Chính phủ trong trường hợp mục tiêu lạm phát không đạt được, trong đó, NHTW phải giải thích tại sao lạm phát không đạt được mục tiêu và biện pháp nào cần phải được triển khai để đưa lạm phát về mục tiêu kỳ vọng. Thư ngỏ là một phần của quá trình giải trình và truyền thông chứ không phải là sự phê phán đối với NHTW. Cơ chế điều trần trước quốc hội được áp dụng tại hầu hết các nước công nghiệp, nhưng chỉ có khoảng ½ số nước mới nổi áp dụng cơ chế yêu cầu NHTW phải điều trần trước quốc hội về lạm phát. Một có chế giải trình khác nữa cũng có thể được áp dụng là Thống đốc NHTW hoặc Ủy ban chính sách tiền tệ chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng NHTW và NHTW chịu trách nhiệm cuối cùng giải trình trước công chúng, chủ yếu thông qua các ấn phẩm và chiến lược truyền thông sâu rộng.

Hiểu biết của công chúng.

Người dân cần hiểu rõ rằng CSTT không phải là một “cây đũa vạn năng”. Ổn định lạm phát là một nhân tố quan trọng để có thể đảm bảo cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, song một mình nó thì chưa đủ để đạt được các mục tiêu kinh tế. Những hiểu biết của người dân như vậy sẽ làm gia tăng lòng tin đối với chính sách tiền tệ, và khi đã tin thì họ sẽ dễ dàng hành động theo đúng định hướng chính sách. Điều này lại một lần nữa có tác động quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của các kênh truyền dẫn cũng như kết quả cuối cùng của CSTT.

Như vậy có thể tóm tắt các trụ cột chính của khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu như hình dưới đây, và đây sẽ là cơ sở để phân tích những điều kiện tiên quyết để áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.

Các trụ cột cơ bản của chính sách lạm phát mục tiêu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?