Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu

Mục lục

Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu

1. Các thay đổi về chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn

Trong vòng 2 thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20, dưới sự bảo trợ của nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế (CGIAR), nhiều Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế được thành lập ở nhiều khu vực trên thế giới nhằm nghiên cứu nâng cao năng suất của các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu ở vùng nhiệt đới.

Việc phát triển các giống cây trồng ngũ cốc năng suất cao và các kỹ thuật thâm canh liên quan nhờ vào nỗ lực của một số Trung tâm và các chương trình quốc gia có liên quan đã tạo nên một sự thay đổi lớn về năng suất nông nghiệp mà thường được gọi là Cách mạng xanh (Green Revolution) [104]. Trong chương trình LNXH của WB trong những năm 1980 không chỉ chứa đựng nhiều yếu tố của nông lâm kết hợp mà còn thiết kế trợ giúp nông dân thông qua gia tăng sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường… Trong thời gian này, bên cạnh phát triển nông nghiệp, FAO đặc biệt chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trọng của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn, khuyến cáo nông dân và nhà nước nên chú trọng đặc biệt đến các ích lợi của rừng và cây thân gỗ đến sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo các nhà quản lý, sử dụng đất kết hợp cả nông nghiệp và lâm nghiệp vào hệ thống canh tác của họ [116].

2. Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường

Vào cuối thập niên 70 và các năm đầu thập niên 80, sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu diễn ra, nhất là nạn phá rừng, đã trở thành mối quan tâm lo lắng lớn của toàn xã hội. Sự phát triển của nông nghiệp nương rẫy đi kèm với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học, độc canh trên qui mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng, suy thoái đất đai và đa dạng sinh học. Theo ước tính của FAO (1982) [113] du canh là nguyên nhân tạo ra hơn 70% của tổng diện tích rừng nhiệt đới bị mất ở châu Phi; diện tích đất rừng bỏ hóa sau nương rẫy chiếm 26,5% diện tích rừng khép tán còn lại ở châu Phi, khoảng 16% ở châu Mỹ La tin và 22,7% ở khu vực nhiệt đới của châu Á.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi[/message]

3. Sự gia tăng các mối quan tâm về nghiên cứu các hệ thống canh tác tổng hợp và các hệ thống kỹ thuật truyền thống

Đã có nhiều kết quả nghiên cứu ban đầu ở nhiều khu vực trên thế giới về tính hiệu quả cao trong việc sử dụng các tài nguyên tự nhiên (đất, nước và ánh sáng mặt trời) cũng như tính ổn định cao của các hệ thống xen canh, các hệ thống canh tác tổng hợp so với hệ thống nông nghiệp độc canh. Các nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và khoa học xã hội về hệ thống sử dụng đất đã chỉ ra tầm quan trọng của các hệ thống canh tác tổng hợp bản địa/truyền thống và lưu ý cần xem xét chúng trong quá trình phát triển các tiếp cận mới [119].

4. Sự hình thành Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu nông lâm kết hợp (ICRAF)

Vào tháng 7 năm 1977, được sự ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu, phát triển Quốc tế (IDRC) của CaNada, John Bene đã tiến hành dự án nghiên cứu với các mục tiêu:

– Xác định các khoảng trống trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp thế giới.

– Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và lâm nghiệp ở các quốc gia nhiệt đới có thu nhập thấp và đề xuất nghiên cứu nhằm tối ưu hóa sử dụng đất.

– Xây dựng các chương trình nghiên cứu lâm nghiệp nhằm tạo ra các tác động kinh tế, xã hội có ý nghĩa cho các nước đang phát triển.

– Đề xuất sắp xếp về tổ chức, thể chế để thực hiện các nghiên cứu trên một cách có hiệu quả và chuẩn bị kế hoạch hành động để có được ủng hộ của các nhà tài trợ Quốc tế.

Mặc dù với mục đích ban đầu là xác định các ưu tiên nghiên cứu cho lâm nghiệp nhiệt đới, nhóm nghiên cứu của Bene đã đi đến kết luận rằng: để tối ưu hóa sử dụng đất nhiệt đới, ưu tiên số một nên là nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp giữa lâm nghiệp với nông nghiệp và chăn nuôi. Hay nói cách khác, đã có một sự chuyển dịch trọng tâm từ lâm nghiệp sang những khái niệm sử dụng đất rộng hơn, phù hợp hơn ở cả hai phương diện trực tiếp (trước mắt) và dài hạn [101].

Báo cáo dự án này của IDRC đã được các cơ quan Quốc tế xem xét và dẫn đến sự hình thành Hội đồng Quốc tế về nghiên cứu NLKH vào năm 1977, đến năm 1991 cơ quan này được đổi tên thành Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu nông lâm kết hợp (International Centre for Research in Agroforestry – ICRAF). Kể từ khi thành lập, ICRAF là tổ chức luôn đi đầu trong thu thập thông tin, tiến hành các dự án nghiên cứu, chuyển giao kết quả về nông lâm kết hợp.

5. Sự hòa nhập của nông lâm kết hợp vào chương trình đào tạo nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày nay, các kiến thức về nông lâm kết hợp đã được đưa vào giảng dạy ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu – đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tiềm năng của nông lâm kết hợp trong việc cải tạo đất, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn nước nói chung đã được công nhận. Về thực chất thì NLKH thường được xem như là một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các ích lợi về lâm sản, lương thực thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái [5], [97].

Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu

  1. Pingback: Những nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?